Các vấn đề

CÁC VẤN ĐỀ TÍNH NĂNG PHẦN MỀM

  1. Nhóm tiếp nhận:

Vấn đề định danh bệnh nhân

Bệnh nhân là đối tượng được phục vụ, do vậy việc định danh bệnh nhân là điều quan trọng. Việc tiếp nhận không chu đáo sẽ gây những phiền phức như nhầm lẫn bệnh nhân, tăng thời gian chờ đợi, cấp nhiều mã số cho cùng một bệnh nhân từ đó gây phân mảnh hồ sơ.

Việc định danh và cấp mã số cho từng bệnh nhân là không khó nếu chỉ xử lý trong phạm vi một bệnh viện. Tuy nhiên, ngày nay bệnh nhân có thẻ BHYT, có chính sách thông tuyến, liên thông… khiến cho việc định danh bệnh nhân bị chồng chéo. BV dùng mã bệnh nhân để quét thông tin bệnh nhân cho mỗi lần đến khám chữa bệnh thì sẽ đáp ứng được sự tương thích với thông tin của Cổng thành toán BHYT, tuy nhiên mỗi bệnh nhân có thể có nhiều thẻ BHYT, mã số thẻ mỗi lần cấp là khác nhau, không liên kết được với lần khám trước để hình thành bộ hồ sơ liên tục. Cơ quan BHXh đề xuất dùng số

Việc sử dụng số Chứng minh nhân dân chỉ áp dụng được cho người lớn có giấy chứng minh, không áp dụng được cho trẻ nhỏ. Mặt khác số CMND có thể trùng lắp giữa các địa phương hoặc chính quyền Việt Nam cũng đang thay dần số CMND bằng số thẻ căn cước, điều này khiến cho số CMND bị giảm độ tin cậy.

Vấn đề công dân nước ngoài đến khám, vấn đề trẻ sơ sinh, vấn đề bảo mật thông tin yếu nhân… cần được quan tâm.

Trong khi chờ đợi sự thống nhất số định danh cho từng công dân, mỗi bệnh viện vẫn phải tự phát sinh mã số để quản lý nội bộ hồ sơ bệnh án của khách hàng.

Vấn đề ghi danh, xếp hàng, hẹn khám

Đối với các quốc gia tiên tiến, thời giờ là quý giá cho cả bệnh nhân và bác sĩ do đó viêc đặt hẹn khám là rất quan trọng. Đối với từng bác sĩ, lịch hẹn làm việc được tuân thủ nghiêm ngặt và định chuẩn. Do đó bệnh nhân có thể được bác sĩ hẹn tái khám đúng giờ, bệnh nhân có thể gọi điện thoại đặt lịch hẹn khám đúng giờ đã định. Có nhiều phương tiện đặt lịch khám bằng internet như website, app…

Tuy nhiên, đối với hoàn cảnh ở bệnh viện nhà nước Việt Nam thì việc đặt hẹn khám từ trước có vẻ không ổn thỏa. Khó có thể chen một bệnh nhân đã đặt hẹn qua điện thoại vào dòng người đang xếp hàng chờ từ sáng sớm.

Cách tổ chức tiếp nhận bệnh nhân cũng góp phần xử lý quá tải cho bệnh viện:

….

Vấn đề kết thúc một đợt khám-điều trị:

Vấn đề phân bố phòng khám theo song ánh hay đa ánh.

  1. Nhóm viện phí

Vấn đề đối tượng tính phí

Vấn đề hoàn phí

Vấn đề báo cáo, thống kê viện phí.

Vấn đề liên thông với các phần mềm kế toán.

Vấn đề hoa hồng cho môi giới.

Vấn đề tiền thừa của bệnh nhân.

Vấn đề tiền nợ của bệnh nhân.

Vấn đề cách tính phí stent và dịch vụ ấn định tỷ lệ.

Các vấn đề liên quan đến BHYT.

Vấn đề làm tròn số.

  1. Nhóm phòng khám

Vấn đề danh sách chờ và thông tin hiển thị

Vấn đề chẩn đoán không có ICD 10.

Vấn đề khám chung bệnh nhân.

Vấn đề một bác sĩ khám nhiều chuyên khoa hoặc kiêm nhiệm thủ thuật

Vấn đề kết thúc đợt khám.

  1. Nhóm cấp cứu

Vấn đề tủ trực cấp cứu.

Vấn đề tiếp nhận và viện phí cấp cứu.

Vấn đề xe cấp cứu.

  1. Nhóm ngoại viện

Bệnh nhân nhập viện muốn vào nội trú.

  1. Nhóm nội trú


  1. Nhóm phẫu thuật

Vấn đề gói phẫu thuật - trả thêm hay không trả thêm.

Vấn đề chi phí cho nhân sự tham gia ca mổ

  1. Nhóm kỹ thuật cao


  1. Nhóm chẩn đoán hình ảnh

Vấn đề hệ thống PACS

Vấn đề quy trình phân bố bệnh nhân

Vấn đề chỉ định dịch vụ phát sinh kèm theo.

  1. Nhóm xét nghiệm.

Vấn đề kết nối máy xét nghiệm: Kết nối máy xét nghiệm giúp chuyển dữ liệu giữa phần mềm và máy xét nghiệm một cách tự động, tăng tính chính xác và giảm thời gian thao tác.

Giao thức truyền dữ liệu xuất ra từ cổng out của các máy xét nghiệm là khác nhau. Có giao thức tuân thủ theo chuẩn HL7, có giao thức theo xml, cũng có giao thức xuất theo dạng bảng access… Cùng một công ty sản xuất máy xét nghiệm, các đời máy sản xuất khác nhau cũng có các giao thức khác nhau. Hiện nay các công ty lớn dần dần tiến đến sử dụng giao thức HL7.


  1. Nhóm tiếp liệu

Nhóm Tiếp Liệu dùng để quản lý hàng hóa, bao gồm thuốc men, vật tư y tế, hóa chất, oxy, máu…

Vấn đề thường gặp của nhóm này là

  • Trừ ảo thuốc: tính năng trừ ảo nhằm giúp bác sĩ khi kê đơn thuốc phải bảo đảm số lượng thuốc có đủ để cung cấp cho bệnh nhân. Muốn vậy mỗi khi bác sĩ kê đơn thì kho thuốc phải bị trừ ngay như cách người ta đặt vé máy bay. Việc tính toán để trừ ào này áp dụng cho các bệnh viện có quy mô nhỏ thì không gặp vấn đề gì, nhưng nếu áp dụng cho bệnh viện có quy mô lớn, nghiệp vụ phức tạp thì việc trừ này có thể dẫn đến rối loạn số liệu.

  • Một mặt hàng có nhiều giá xuất: đối với các bệnh viện có hợp đồng giá nhập và xuất ổn định thì việc tính tiền thuốc cho bệnh nhân không gặp khó khăn. Tuy nhiên nếu đầu vào thuốc không ổn định, một mặt hàng thuốc được nhập nhiều lần, nhiều mức giá nhập hoặc một mặt hàng có nhiều mức giá xuất khác nhau thì có thể gây rắc rối khi xuất thuốc. Một tên thuốc có thể xuất hiện dưới nhiều giá bán khác nhau sẽ gây phản ứng đối với bệnh nhân.

  • Hoàn trả hàng hóa: thông thường, quy trình xuất thuốc từ các kho đến bệnh nhân là một chiều. Tuy nhiên, có trường hợp xảy ra là thuốc xuất cho bệnh nhân nhưng bệnh nhân không dùng thuốc (dị ứng, xuất viện sớm…) đòi hỏi phải trả lại thuốc đó về lại nguồn xuất. Việc hoàn trả lại này đòi hỏi thuốc phải chính xác là loại thuốc đã xuất cho bệnh nhân, đúng số lô, đúng phiếu nhập. Nếu không kiểm soát được thì sẽ dẫn đến mất kiểm soát số lượng thuốc.

  • Chia nhỏ thuốc: một số thuốc được xuất từ khoa đến tủ trực là nguyên ống, nhưng khi sử dụng cho bệnh nhân thì theo đơn vị. Ví dụ: Insuline 2000 UI/ống, nhưng chỉ định sử dụng cho mỗi lần tiêm là 20 đơn vị. Ống thuốc này có thể dùng cho bệnh nhân khác hoặc để sử dụng cho bệnh nhân đó, hoặc thanh lý. Tương tự như vậy đối với thuốc kháng sinh chia nhỏ cho bệnh nhi. Các bệnh viện bẻ thuốc thành ¼ hay ⅓ viên thuốc phát cho bệnh nhân. Số thuốc thừa phải thanh lý nếu không dùng được cho bệnh nhân khác.


  1. Nhóm quản trị và khai thác dữ liệu