Đào tạo nhân sự CNTT y tế

VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO KIẾN THỨC CNTT Y TẾ

Để hệ thống phần mềm vận hành tốt, mọi người trong bệnh viện cần có kiến thức về vai trò của CNTT ứng dụng trong phạm vi làm việc của mình. Mỗi vai trò trong bệnh viện sẽ cần có kiến thức khác nhau. Dưới đây là một số phác thảo nội dung cần đào tạo cho từng đối tượng.

Lãnh đạo bệnh viện

Với vai trò của lãnh đạo, các thủ trưởng cơ sở khám chữa bệnh không cần phải biết quá nhiều vào chi tiết. Trang bị kiến thức cho lãnh đạo bệnh viện các tổng quan phần mềm và cách chọn lựa hệ thống.

  1. Tổng quan hệ thống.

  2. Những vấn đề của bệnh viện.

  3. Các thuật ngữ.

  4. Cách chọn phần mềm QLBV.

  5. Cần chuẩn bị gì cho hệ thống.

  6. Số liệu thống kê và khai thác dữ liệu.

  7. Chi phí cho phần mềm.

Phòng kế hoạch tổng hợp

Phòng KHTH là nơi tập hợp số liệu chung của cả bệnh viện về lâm sàng và cận lâm sàng. Từ kết quả thu thập được, phòng KHTH sẽ đề nghị những giải pháp, chính sách cho hoạt động của BV trong thời gian tiếp theo. Phòng KHTH trước đây phải thu thập dữ liệu một cách thủ công, nay đã được phần mềm cung cấp số liệu thật và tức thời. Do đó, nơi này sẽ chuyển sang chức năng phân tích, đánh giá số liệu. Các nội dung mà phòng KHTH cần nắm bao gồm:

  1. Tổng quan hệ thống.

  2. Những vấn đề của bệnh viện.

  3. Các thuật ngữ.

  4. Cách chọn phần mềm QLBV.

  5. Cần chuẩn bị gì cho hệ thống.

  6. Tổ chức cơ sở dữ liệu bệnh viện

  7. Số liệu thống kê và khai thác dữ liệu.

Phòng tài chính

Phòng Tài Chính quản lý dòng tiền vào và ra của bệnh viện. Phần mềm sẽ cung cấp số liệu viện phí để PTC dễ dàng quản lý. Khi triển khai hệ thống phần mềm thì một số thay đổi sẽ xảy ra về mặt tổ chức hoạt động và cách lấy báo cáo thống kê. Nội dung cần trang bị bao gồm:

  1. Tổng quan hệ thống.

  2. Tiếp nhận.

  3. Viện phí.

  4. Chi phí cho phần mềm.

  5. Số liệu thống kê và khai thác dữ liệu.

Phòng IT

Phòng IT quản lý hệ thống mạng máy tính (phần cứng) và các phần mềm chạy trên phần cứng. Hầu hết nhân viên IT không có kiến thức về hoạt động bệnh viện nên sẽ gặp lúng túng từ đó không thể tham mưu cho ban giám đốc một cách có hiệu quả. Do đó, ngoài các kiến thức về IT mà nhân viên IT đã học bài bản ờ trường đào tạo CNTT thì cẩn phài cung cấp cho IT các kiến thức về tổ chức y tế, hoạt động bệnh viện, các thuật ngữ và quy trình phần mềm.

  1. Tổng quan hệ thống.

  2. Vai trò của nhân viên IT bệnh viện.

  3. Kỹ thuật an toàn dữ liệu.

  4. Kỹ thuật truyền tải dữ liệu.

  5. Những vấn đề của bệnh viện.

  6. Các thuật ngữ.

  7. Cách chọn phần mềm QLBV.

  8. Cần chuẩn bị gì cho hệ thống.

  9. Tổ chức cơ sở dữ liệu bệnh viện

  10. Số liệu thống kê và khai thác dữ liệu.

Phòng quản lý dược

Một trong những đơn vị chức năng có hoạt động nghiệp vụ phức tạp nhất của bệnh viện là phòng quản lý Dược.

Phòng quản lý dược chịu trách nhiệm về xuất nhập tồn của tất cả các loại hàng hóa lưu thông trong bệnh viện. Đối tượng quản lý của phòng QL Dược không chỉ là thuốc men mà còn có các loại hàng hóa khác như vật tư y tế, vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm, hóa chất tẩy rửa, oxy, chất phóng xạ, máu và các chế phẩm máu… Đối với các bệnh viện lớn có tổ chức khoa dược đa cấp thì việc lưu thông, quản lý số liệu dược là một nỗi ám ảnh lớn. Khoa Dược cần hiểu rõ về tổ chức và vận hành phần mềm để sử dụng đúng và hiệu quả.

  • Tổng quan hệ thống.

  • Hệ thống quản lý dược bệnh viện.

  • Khai thác dữ liệu.

  • Số liệu thống kê và khai thác dữ liệu.

Khoa lâm sàng (nội trú, ngoại trú, đông y, vật lý trị liệu, phòng mổ)

Khoa lâm sàng bao gồm các hoạt động tiếp xúc với bệnh nhân. Nơi này cũng ghi chép việc sử dụng dịch vụ và hàng hóa của bệnh nhân. Đối tượng dùng phần mềm thường là các bác sĩ và y tá luôn luôn bận rộn và đòi hỏi đơn giản hóa thao tác nghiệp vụ. Muốn vậy thì BS và y tá cần được hướng dẫn các phương pháp nhập liệu sao cho nhanh gọn lẹ.

  • Tổng quan hệ thống.

  • Các thuật ngữ

  • Các vấn đề kỹ thuật.

  • Hệ thống ngoại trú.

  • Hệ thống nội trú.

  • Tổ chức cơ sở dữ liệu bệnh viện

  • Số liệu thống kê và khai thác dữ liệu.

Khoa xét nghiệm

Khoa xét nghiệm cung cấp dữ liệu xét nghiệm cho khoa lâm sàng. Các công đoạn từ tiếp nhận mẫu, xét nghiệm, nạp kết quả xét nghiệm, trả kết quả… được quy định rõ ràng, ít vấn đề.

  • Tổng quan hệ thống.

  • Các thuật ngữ

  • Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến LIS.

  • Hệ thống xét nghiệm.

  • Tổ chức cơ sở dữ liệu bệnh viện.

  • Số liệu thống kê và khai thác dữ liệu.

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Khoa CĐHA và TDCN cung cấp dữ liệu hình ảnh và kết quả thăm dò chức năng cho khoa lâm sàng. Các công đoạn từ tiếp nhận bệnh nhân, chụp chiếu, đo đạc cho ra kết quả hình ảnh, trả kết quả… được quy định rõ ràng, ít vấn đề.

  • Tổng quan hệ thống.

  • Các thuật ngữ

  • Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến chẩn đoán hình ảnh.

  • Hệ thống chẩn đoán hình ảnh

  • Tổ chức cơ sở dữ liệu bệnh viện

  • Số liệu thống kê và khai thác dữ liệu.