phần mềm quản lý bệnh viện



Tài liệu mô tả tính năng hệ thống phần mềm

QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu bệnh viện của công ty MEDICONS.

LỜI NÓI ĐẦU

Giới thiệu chung:

  • Công ty MEDICONS, mã số thuế: 0313767237, do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 21/04/2016, địa chỉ: 183F/24 đường Tôn Thất Thuyết phường 4 quận 4 thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

  • Phần mềm quản lý bệnh viện YKHOANET thuộc quyền sở hữu của ông PHAN XUÂN TRUNG, giám đốc công ty MEDICONS, đã được đăng ký bản quyền tại Cục Quản Lý Sở Hữu Tác Giả Và Tác Phẩm.

  • Tài liệu "Mô tả tính năng phần mềm YKHOANET 2019" là tài liệu thuộc quyền sở hữu của công ty TNHH một thành viên Tư Vấn Tin Học Y Tế MEDICONS, chỉ được dùng để giới thiệu tính năng phần mềm và không được dùng cho bất cứ mục đích nào khác.

  • Hệ thống phần mềm này phát xuất từ ý tưởng của Bác sĩ Phan Xuân Trung và được xúc tiến bởi nhiều lập trình viên từ năm 2012 liên tục cho đến nay qua các tên công ty khác nhau: Hoàng Trung, Nguyên Khôi, MEDICONS.

  • Phần mềm được trải nghiệm thực tế tại hơn 100 đơn vị y tế với quy mô, tổ chức, chức năng khác nhau trên toàn quốc Việt Nam, đã rút kết hàng triệu vấn đề từ ứng dụng thực tế, tiếp thu ý kiến đóng góp của hàng trăm người sử dụng, trở thành hệ thống quản lý bệnh viện có đầy đủ tính năng nhất trên thế giới tính đến thời điểm 2019.

  • Đây là một sản phẩm hợp tác chặt chẽ và lâu dài từ chủ đầu tư, nhân viên lập trình, các lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh, người sử dụng phần mềm và bệnh nhân.

  • Ngôn ngữ lập trình là .NET (C# và ASP.NET)

  • Cơ sở dữ liệu MS SQL Server 2012, được cập nhật tùy theo quá trình nâng cấp của hãng Microsoft.

Kỹ thuật lập trình 4.0

Phần mềm được thiết kế dưới dạng Web, do đó có khả năng ứng dụng vào các kỹ thuật hiện đại của công nghiệp 4.0:

  • CLOUD: có khả năng chạy trên các hệ thống Cloud nội (LAN) bộ và Cloud toàn cầu (WAN). Phần mềm chạy được trên đa trình duyệt thông dụng như Chrome, Firefox, Safari…, trên các thiết bị máy PC để bàn, laptop, máy tính bảng và smartphone.

  • IoT: Với kỹ thuật lập trình web, phần mềm có khả năng kết nối với các phương tiện y khoa có kết nối wifi: Máy siêu âm wifi kết hợp Smart phone, máy đo điện tim wifi, camera theo dõi bệnh nhân wifi...

  • Big data: Với kỹ thuật lập trình web, phần mềm có khả năng kết nối liên bệnh viện để tạo thành một quần thể dữ liệu bệnh viện có thể chia sẻ cho nhau và nối kết cùng nhau để tạo thành kho dữ liệu dùng chung.

  • SaS (Software as service): Phần mềm được cài đặt vào hệ thống máy chủ, và được thu phí sử dụng dưới dạnh dịch vụ.

  • Lưu trữ bằng DB phi cấu trúc: tất cả dữ liệu đầu cuối được convert sang XML (dữ liệu phi cấu trúc) để lưu trữ, chia sẻ và phục hồi. Đây là giải pháp an toàn cho dữ liệu đầu cuối.


Giá trị kết tinh từ thực tế

Bài học từ bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang

  • Bài học về xử lý quá tải bệnh nhân:

Bệnh viện đa khoa, đông bệnh nhân, nhiều dịch vụ, nhiều người dùng, nhiều thiết bị…

  • Bài học về xử lý quá tải dữ liệu:

Phần mềm hoạt động một thời gian thì trờ nên chậm chạp và treo hệ thống. Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có tình trạng dữ liệu đầy, quá tải server. Nhiều giải pháp được xem xét để xử lý như cắt dữ liệu cũ, tối ưu hóa querry dữ liệu, nâng cấp server, trang bị hệ điều hành Windows server Enterprise… Kết quả là hệ thống chạy mượt hơn, không còn tình trạng chậm chạp hay treo hệ thống.

  • Bài học về xử lý yêu câu BHYT: Sự thay đổi của chính sách BHYT.

Chính sách BHYT chưa ổn định, hệ thống Cổng thông tin điện tử thanh toán BHYT chưa hoàn thiện, nhà quản lý chưa nắm hết tình huống thực tế… nên buộc lòng phải ra văn bản thay đổi giải pháp quản lý thường xuyên như thay đối tỷ lệ thanh toán, thay đổi phiếu in, kiểm tra thông tuyến… Điều này bắt buộc phần mềm phải… chạy theo để đáp ứng yêu cầu mới. Nhiều văn bản đưa ra mà mỗi người hiểu một cách khác nhau và vì vậy dẫn đến tranh cãi. Công ty MEDICONS phải tham gia lý giải văn bản cùng cơ quan BHYT để chống xuất toán cho bệnh viện.

  • Bài học về xử lý các vấn để Dược:

Quản lý Dược là một trong những vấn đề đau đầu, phức tạp của bệnh viện lớn. Nhiều kho hàng, nhiều mặt hàng, nhiều quy trình phân phối thuốc, vật tư y tế cần phải đáp ứng. Điều quan trọng là bảo đảm hàng hóa được cấp phát đi và thu hồi về phải đúng mã số, đúng seri, đúng nguồn gốc.

Một vấn đề nan giải khác là việc chia nhỏ thuốc để cấp cho bệnh nhân. Một ống Insulin 4000 đơn vị quốc tế, nhưng khi sử dụng chỉ có vài mươi đơn vị. Hoặc các thuốc phát cho trẻ em phải được chia thành góc tư, góc ba… Việc xử lý thuốc thừa cần phải được thống nhất với ban giám đốc.

  • Bài học về sự hỗ trợ tinh thần của Ban giám đốc bệnh viện.

Trong quá trình triển khai hệ thống quản lý bệnh viện, số liệu được công khai, minh bạch và vì vậy đụng chạm đến quyền lợi của một số bộ phận trong quản lý bệnh viện. Từ đó xảy ra các ý kiến chống đối, phá bỉnh khiến cho việc triển khai gặp khó khăn. Được sự đồng thuận và ủng hộ của ban giám đốc, hệ thống được bảo vệ và thực thi nghiêm túc dẫn đến thành công.

  • Bào học về sự đóng góp ý kiến của tập thể:

Trong quá trình sử dụng, người sử dụng thường xuyên góp ý, nêu lỗi, đưa yêu cầu mới… giúp cải thiện tính năng, thêm tính năng mới hữu ích cho người dùng và vì vậy làm tăng giá trị sử dụng cho phần mềm.

  • Hiệu quả rõ ràng:

Năm 2013, trước khi có phần mềm YKHOANET, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang có doanh thu khoảng 400 tỷ đồng/năm và một khoản nợ xấp xỉ 200 tỷ mà không lần ra đầu mối vì sổ sách thất lạc, chứng từ không rõ ràng. Sau khi trang bị phần mềm một năm, số doanh thu tăng lên 600 tỷ đồng, đồng thời thanh toán được các món nợ cũ. Những năm sau đó, bệnh viện mở rộng khoa khám và thêm phòng khám ngoài giờ, doanh thu hàng năm đạt 800 tỷ. Bệnh viện không còn đề nghị Ủy ban tỉnh cấp kinh phí bù lỗ hoạt động như trước kia.

Trong kỳ kiểm toán tháng 9/2018, số liệu cung cấp từ phần mềm tuyệt đối chính xác.

Hiện nay bệnh viện đang tiếp tục nâng cấp phần mềm để khắc phục một số nhược điểm về quản lý dược.


Bài học từ bệnh viện Tâm Thần TP Hồ Chí Minh.

  • Bài học về kết nối dữ liệu đa điểm:

Bệnh viện Tâm Thần thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3 cơ sở khám chữa bệnh ở 3 vị trí khác nhau thuộc 3 quận khác nhau của TP Hồ Chí Minh. Yêu cầu đặt ra là làm sao chỉ sử dụng một nguồn tài nguyên là một máy chủ và một bộ phần mềm để quản lý đồng thời cả 3 cơ sở.

Chúng tôi đã xử lý yêu cầu này một cách dễ dàng nhờ ứng dụng phần mềm Web. Một máy chủ được đặt tại cơ sở chính (Đường Võ Văn Kiệt), và 2 cơ sở phụ sẽ câu vào máy chủ qua đường mạng internet. Hệ thống đã chạy trong suốt 3 năm qua mà không gặp trở ngại nào.

  • Xây dựng mạng lưới thông tin y tế kiểm soát dịch bệnh

Điều này giúp mở ra thêm triển vọng mới là có thể quản lý bệnh nhân tâm thần khắp toàn thành phố bằng cách để các trạm y tế xã phường câu vào máy chủ bệnh viện, sử dụng chung một tài nguyên, cùng đóng góp và cùng chia sẻ dữ liệu.


Hình minh họa: Các bệnh viện có thể dùng chung điện toán đám mây để dùng chung tài nguyên phần mềm và dữ liệu, chia sẽ thông tin theo thời gian thực, giúp giám sát dịch bệnh.


Bài học từ bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

  • Bài học về chống nhầm lẫn trước mổ:

Bệnh viện Mắt Bà Rịa Vũng Tàu là bệnh viện chuyên khoa Mắt, có các hoạt động điều trị ngoại trú, nội trú và cộng đồng. Việc chống nhầm lẫn khi tiến hành phẫu thuật mắt là điều rất quan trọng, do đó Ban Giám Đốc đã nêu ra quy trình chống nhầm lẫn trước mổ. Phần mềm sẽ ghi nhận, đối chiếu các quy trình kiếm tra bắt buộc trước khi mổ. Chỉ khi mọi chi tiết đã được kiểm tra thì quy trình mổ mới được tiến hành.

  • Bài học về kết nối dữ liệu đa trung tâm:

Các bệnh viện chuyên khoa mắt có ý tưởng góp chung cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng kỹ thuật CLOUD. Bằng cách này, các bệnh viện chuyên khoa mắt ở khắp nơi trên toàn thế giới có thể chia sẻ và sử dụng chung dữ liệu cho nghiên cứu khoa học và chăm sóc bệnh nhân mà không cần chuyển hồ sơ giấy.

  • Hiệu quả trong công việc:

Trước đây bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa sử dụng 4 phần mềm khác nhau nhưng không đạt yêu cầu cho công tác quản lý. Từ khi sử dụng phần mềm YKHOANET, mọi vướng mắc trong công việc đã được xử lý hợp lý. Bệnh viện Mắt đã làm báo cáo khoa học, nêu lên những lợi ích trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện.

Cấu trúc của hệ thống phần mềm quản trị bệnh viện

Hệ thống phần mềm BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ YKHOANET là một hệ thống tổng hợp đa chức năng, bao gồm nhiều phân hệ nối kết vừa độc lập vừa liên hoàn, sử dụng chung cơ sở dữ liệu.

Hệ thống tiếp nhận:

Tiếp nhận bệnh nhân mới, cấp mã số, phân loại bệnh nhân, phân phối bệnh nhân đến nơi khám phù hợp.

Hệ thống viện phí

Quản lý tất cả các vấn đền liên quan đến viện phí. Lập công thức tính viện phí cho từng đối tượng có quyền lợi khác nhau. Xử lý bài toán BHYT. Ghi công nợ khách hàng.

Hệ thống BHYT

BHYT là một bộ phận quan trọng và phức tạp của Viện Phí. Công thức BHYT phải được lập trình để thích nghi nhanh chóng với các thay đổi về chính sách và cách tính đồng chi trả.

Hệ thống khám ngoại trú

Xử lý bệnh nhân khám bệnh trong ngày. Chỉ định, phân tích kết quả, ra y lệnh xử trí. Đơn thuốc thông minh, an toàn.

Hệ thống điều trị ngoại viên

Xử lý bệnh nhân có bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài tại nhà.

Hệ thống điều trị nội trú

Xử lý bệnh nhân nằm viện điều trị, phẫu thuật.

Hệ thống xét nghiệm:

Thu dữ liệu từ máy xét nghiệm, ghi chép thông tin kết quả xét nghiệm, gửi vào bệnh án điện tử.

Hệ thống chẩn đoán bằng hình ảnh

Thu dữ liệu bằng hình ảnh từ các thiết bị sinh ảnh (Modalities), ghi chép kết quả khảo sát bằng hình ảnh, gửi thông tin vào bệnh án điện tử.

Hệ thống thăm dò chức năng

Thu dữ liệu sóng điện từ và chức năng từ các thiết bị đo lường, ghi chép kết quả khảo sát, mô tả chức năng ghi được, chuyển thông tin vào bệnh án điện tử.

Hệ thống quản lý tiếp liệu:

Quản lý tất cả các loại hàng hóa lưu chuyển trong bệnh viên, bao gồm Thuốc, vật tư y tế, vật tư tiêu hao, hóa chất, oxy, chất phóng xạ, oxy...

Hệ thống giám sát và khai thác số liệu.

Giám sát hoạt động của bệnh viện qua số liệu thời gian thực.

Khai thác số liệu tích lũy trong kho dữ liệu bệnh viện.

Bệnh án điện tử:

Là sản phẩm tổng hợp cuối cùng của toàn bộ hệ thống. Bệnh án điện tử là cuộc cách mạng to lớn về thông tin trong y tế, phục vụ cho việc điều trị hiệu quả, quản lý hiệu quả, khai thác dữ liệu cho nghiên cứu khoa học.


Sự khác biệt so với các sản phẩm khác

Hệ thống phần mềm BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ YKHOANET là một hệ thống đa chức năng, bao gồm nhiều phân hệ nối kết vừa độc lập vừa liên hoàn, sử dụng chung cơ sở dữ liệu.

Đầy đủ phân hệ:

Tình hình hiện này là các công ty phần mềm cung cấp một phần của hệ thống quản lý bệnh viện. Có công ty chuyên cung cấp HIS, có công ty chuyên cung cấp LIS và có công ty chỉ chuyên cung cấp hệ thống PACS. Một bệnh viện phải mua nhiều phân hệ khác nhau từ các công ty khác nhau và gặp khó khăn trong việc trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm.


Hệ thống YKHOANET bao gồm đầy đủ các phân hệ chuyên môn gồm cả HIS, RIS, LIS, PACS, PHIS, Report... không cần kết nối với bên thứ ba. Khi hệ thống có đủ phân hệ, chuyển tin liên hoàn nhau tạo nên một hệ thống bệnh án đầy đủ, toàn vẹn và hiệu quả. Việc đối chiếu thông tin giữa các phân hệ trở nên dễ dàng.


Tính chuyên môn cao

Các công ty cung cấp phần mềm y tế hiện nay có một thiếu khuyết rất quan trọng là thiếu am hiểu về tổ chức và hoạt động y tế. Do đó, khi tạo phần mềm cho bệnh viện, sản phẩm thường không đáp ứng đúng yêu cầu của người dùng. Điều này chẳng những không mang lại lợi ích cho nhân viên y tế mà còn có thể gây ra những phiền phức hoặc sai kết quả.


Phần mềm YKHOANET do Bác sĩ y khoa thiết kế và giám sát. Để hình thành được hệ thống đủ chức năng, nhà quản lý phải có đủ kiến thức về y khoa lâm sàng, y khoa quản lý và công nghệ thông tin. Ngoài ra, do sự trải nghiệm thực tế trên nhiều mô hình bệnh viện khác nhau, hệ thống phần mềm đã tích lũy được các tính năng cần thiết cho mọi mô hình bệnh viện.

Kỹ thuật lập trình web

Hầu hết các phần mềm quản lý bệnh viện hiện nay được thiết kế dưới dạng Windows form. Hình thức này có những hạn chế như đòi hỏi cấu hình máy trạm phải mạnh, không có khả năng hoạt động và chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng, không ứng dụng được Cloud computing.


Phần mềm YKHOANET được lập trình dưới dạng website, có khả năng chạy trên nền intranet hoặc internet đều được. Do phần mềm và dữ liệu tập trung tại máy chủ web nên không đòi hỏi máy trạm phải có cấu hình mạnh. Điều này giúp tiết kiệm chi phí. Phần mềm web có thể chạy được trên thiết bị máy tính bảng, phù hợp với xu hướng sử dụng phương tiện máy tính bảng gọn nhẹ thay cho máy PC hay laptop.

Giá trị của hệ thống trong bối cảnh hiện nay

Công nghiệp 4.0:

Chính phủ Việt Nam đang định hướng cho các doanh nghiệp ứng dụng các thành quả CNTT trong hoạt động kinh doanh để đạt các kết quả tốt nhất trong thời đại công nghiệp 4.0. Hệ thống YKHOANET là một phương tiện quản lý doanh nghiệp y tế đáp ứng được chủ trương đó.

Tình hình phát triển Healthcare 2.0.

Healthcare 2.0 với các đặc trưng ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ bệnh án, hình thành bệnh án không giấy không phim và khả năng truyền dữ liệu nhanh trên không gian mạng. Hệ thống YKHOANET đáp ứng tất cả các đặc tính này của Healthcare 2.0.


Phần mềm YKHOANET là phần mềm mã nguồn mở. Do sự khác biệt nhau về quy mô, tổ chức và hoạt động giữa các bệnh viện rất khác nhau đòi hỏi mã nguồn luôn luôn ở trạng thái mở để có thể tạo cấu hình phù hợp với từng bệnh viện. Mặt khác các văn bản quản lý của Bộ Y tế và cơ quan Bảo Hiểm Y Tế thay đổi thường xuyên đòi hỏi phần mềm phải lập trình theo văn bản mới trong từng thời kỳ.

Yêu cầu quản lý của Bộ Y tế.

Bộ Y tế ban hành các danh mục dùng chung và chuẩn dữ liệu đầu ra để có thể dung nạp kết quả hoạt động bệnh viện vào kho dữ liệu dùng chung. Phần mềm YKHOANET đáp ứng được việc xuất dữ liệu XML theo yêu cầu của Bộ Y tế Việt Nam.


Bộ Y tế cũng đã ban hành chuẩn về bệnh án điện tử. YKHOANET là hệ thống đầu tiên đáp ứng đầy đủ nhất các tiêu chỉ về bệnh án điện tử.

Xử lý các vấn đề BHYT.

Theo chủ trương của chính phủ trong việc xây dựng bảo hiểm y tế toàn dân, hệ thống BHYT đã xây dựng cổng thanh toán BHYT qua mạng internet. Tuy nhiên, do các công thức tính chi phí khám chữa bệnh chưa ổn định nên cơ quan BHYT thường xuyên phát hành văn bản hướng dẫn thay đổi cách tính quyền lợi cho người có thẻ BHYT. Phần mềm YKHOANET luôn luôn đáp ứng tất cả các thay đổi theo yêu cầu của BHYT.

1. KHỐI TÀI CHÍNH

  1. PHÂN HỆ TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN

Giới thiệu chung:


Phân hệ tiếp nhận bệnh nhân dùng để ghi nhận thông tin hành chính bệnh nhân, cấp phát mã số, ghi nhận đợt khám bệnh, yêu cầu khám bệnh, phân loại dịch vụ khám… Bệnh nhân cũ của bệnh viện sẽ được tiếp nhận nhanh bằng thẻ có mã vạch.


Bệnh nhân cũng có thể tự mình đăng ký khám bệnh bằng giao diện Kios hoặc App trên điện thoại di động.


  1. NHÓM CHỨC NĂNG ĐỊNH DANH

  • Chức năng tiếp nhận bệnh nhân mới:

    • Ghi thông tin định danh bệnh nhân: họ tên, giới tính, ngày sinh, số CMND.

    • Ghi thông tin liên lạc: địa chỉ, email, điện thoại, cơ quan.

    • Chụp ảnh bệnh nhân.

    • Cấp số ID (mã số) bệnh nhân.

  • In thẻ bệnh nhân, có mã vạch hoặc chip điện tử ghi thông tin.

    • Thẻ bệnh nhân có mã vạch giúp gọi lại tên bệnh nhân mà không cần nhập mới.

  • Tìm bệnh nhân trong danh sách.

    • Danh sách bệnh nhân cũ.

    • Danh sách bệnh nhân BHYT do cơ quan BHYT cung cấp.

    • Danh sách bệnh nhân đăng ký khám tập thể theo hợp đồng.

    • Tìm theo mã số bệnh nhân, số BHYT, họ tên, số CMND.

  • Tiện ích:

    • Tự nhận diện bệnh nhân khi có nhiều chi tiết trùng lặp.

  1. NHÓM CHỨC NĂNG THÔNG TIN ĐỢT KHÁM

  • Ghi thông tin đợt khám:

    • Mỗi đợt khám có thông tin: nơi gửi khám, tình trạng bệnh.

    • Thông tin người liên hệ (cha mẹ, chồng, con…) cần được nhập vào hệ thống trong những trường hợp cấp cứu, sinh sản…

    • Hiển thị ngày khám gần nhất.

    • Hiển thị số lần khám trước.

  • Ghi thông tin quyền lợi theo đối tượng:

    • Phân loại bệnh nhân theo đối tượng:

      • Thường - BN tự trả phí theo biểu giá chuẩn..

      • Dịch vụ và ngoài giờ - BN trả phí theo giá dịch vụ ngoài giờ.

      • Bảo hiểm y tế nhà nước- BN trả phí theo quy tắc BHYT.

      • Bảo hiểm y tế tư nhân.

      • Trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT.

      • VIP - gói dịch vụ đặc biệt.

      • Quân nhân (dùng cho bệnh viện quân đội và công an).

      • Tù nhân, chính sách (tâm thần) - được hỗ trợ chi phí.

      • Khám theo gói hợp đồng.

      • Khám sức khỏe nghề nghiệp, việc làm.

    • Chụp ảnh thẻ, giấy tờ xác định đối tượng.

    • Ghi chi tiết xác định đối tượng: số thẻ, ngày cấp, ngày hết hạn.

  • Tiếp nhận bệnh nhân BHYT.

    • Ghi hành chính bệnh nhân

    • Ghi mã số BHYT.

    • Ghi hạn sử dụng.

    • Tự động phân loại bệnh nhân theo Mã Đối Tượng và Mã Quyền Lợi.

    • Kiểm tra phù hợp giữa Mã Đối Tượng và Mã Quyền Lợi.

    • Kiểm tra khám trái tuyến.

    • Tự động nhận diện nơi đăng ký khám ban đầu dựa theo mã số đơn vị y tế.

    • Tự động xác định bệnh nhân khám đúng tuyến khi có mã nơi khám ban đầu trùng với mã bệnh viện.

    • Chuyển thông tin bệnh nhân BHYT vào phòng khám.

    • Đối với bệnh viện có sẵn danh sách bệnh nhân BHYT được cơ quan BHYT cung cấp, phần mềm sẽ tự động load thông tin bệnh nhân từ danh sách đó mà không cần phải nhập liệu từ đầu.

  • Tiếp nhận bệnh nhân theo danh sách khám hợp đồng.


  • Chức năng chuyển đổi đối tượng:

    • Khi bệnh nhân đến khám mà không mang theo thẻ BHYT, được tính phí như đối tượng dịch vụ.

    • Khi bệnh nhân trình thẻ BHYT thì được chuyển sang đối tượng BHYT.

    • Khi thẻ bảo hiểm hết hạn dùng thì chuyển sang đối tượng dịch vụ.

  • Sửa chữa thông tin:

    • Sửa chữa thông tin do nhập sai.

    • Nhập bổ sung chi tiết.

    • Hoán chuyển đối tượng.

  1. NHÓM CHỨC NĂNG ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

    • Đăng ký dịch vụ khám chữa bệnh.

      • Đăng ký tại bệnh viện: Nhân viên tiếp nhận có thể hỏi yêu cầu và tham vấn cho bệnh nhân nên khám gì và in ra phiếu đăng ký khám. Thông tin đăng ký này sẽ tự chuyển qua quầy thu phí, nơi này không cần phải nhập liệu lại.

    • Chọn gói khám:

      • Khám sức khỏe định kỳ cơ quan. (Chọn gói khám sức khỏe cơ quan)

      • Khám sức khỏe nghề nghiệp (Chọn mẫu khám sức khỏe xin việc làm).

  2. NHÓM CHỨC NĂNG KHÁC

  • Chuyển thông tin định danh bệnh nhân đến các đơn vị chức năng.

    • Tự động chuyển thông tin BN đến các đơn vị thực hiện dịch vụ.

    • Dùng đầu đọc mã vạch sẽ giúp load tên bệnh nhân chính xác

  • Chức năng phân phối bệnh nhân vào phòng khám:

    • Nhân viên tiếp nhận có thể phân phối bệnh nhân vào một phòng khám chuyên khoa tùy tình hình bệnh nhân đông hay vắng.

    • Mỗi bệnh nhân khi đăng ký khám sẽ nhận được một số thứ tự khám. Ai đến trước thì vào trước, ai đến sau thì vào sau.

    • Trường hợp cấp cứu, già yếu… thì có thể được nhận số ưu tiên khám trước.

  • Chức năng xem thông tin nội viện:

    • Tìm thông tin bệnh nhân đang nằm viện.

    • Xem số lượng bệnh nhân khám ngoại trú, cận lâm sàng và nội trú.

    • Có thể xem bảng thống kê tổng quát số liệu khám ngoại trú và nội trú như số lượt, số lượng bệnh nhân đến khám, số lượng bệnh nhân đang nằm viện…

  • Thống kê

    • Thống kê bệnh nhân mới - cũ.

    • Thống kê theo đối tượng.

    • Thống kê theo địa phương.

    • Thống kê theo nghề nghiệp.

  1. PHÂN HỆ QUẢN LÝ VIỆN PHÍ


Giới thiệu chung:


Phân hệ quản lý viện phí có chức năng tiếp nhận chỉ định từ phòng khám, thu tạm ứng, hoàn trả chi phí thừa, in hóa đơn, hoàn tất thanh toán cho bệnh nhân.



  1. ỨNG DỤNG TÀI KHOẢN BỆNH NHÂN

    • Tài khoản bệnh nhân:

      • Mỗi bệnh nhân có một tài khoản dùng để tạm tính tiền trong những tình huống đặc biệt.

      • Tạm ứng: cho các trường hợp nhập viện, đóng đồng chi trả, đóng chênh lệch, tạm ứng thủ thuật, phẫu thuật.

      • Ghi nợ: trong các trường hợp cấp cứu, cần dùng thuốc ngay khi chụp phim, thủ thuật...

      • Tạm hoàn trả phí dịch vụ không sử dụng.

    • Thu tiền tạm ứng nội trú:

      • Bệnh nhân nhập viện có thể đóng trước một số tiền tạm ứng cho bệnh viện. Khi sử dụng dịch vụ, phần mềm sẽ trừ chi phí bệnh viện vào tài khoản tạm ứng này.

      • Tài khoản tạm ứng sẽ được bổ sung nhiều lần trong quá trình bệnh nhân nằm viện.

      • Có thể dùng thẻ tạm ứng (thẻ VIP được phát hành có mệnh giá) để nhập tiền vào tài khoản (dùng cho các cơ sở y tế tư nhân có chính sách khuyến mãi).

      • Tài khoản bệnh nhân âm vẫn có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ, dùng cho các trường hợp cấp cứu, hộ nghèo…

    • Trả tiền hoàn ứng.

      • Số tiền trong tài khoản bệnh nhân nếu còn dư sẽ được hoàn trả khi xuất viện.

      • Trường hợp bệnh nhân không nhận hoàn ứng khi xuất viện thì số tiền thừa sẽ được lưu giữ và được tiếp tục sử dụng cho lần nhập viện sau.

      • Bộ phận tài chính có thể thống kê được số tiền thừa này của bệnh nhân.

  2. HOẠT ĐỘNG VIỆN PHÍ

  • Thu phí, bán phiếu dịch vụ trực tiếp:

    • Tiếp nhận thông tin hành chính bệnh nhân trực tiếp như với phân hệ tiếp nhận.

    • Tiếp nhận thông tin đăng ký dịch vụ y tế từ phân hệ tiếp nhận.

    • Dùng máy đọc mã vạch để tick lên mã đăng ký hoặc mã chỉ định để load thông tin thu phí.

    • Có thể nhập bổ sung hoặc xóa bớt dịch vụ theo yêu cầu.

    • Chỉ khi biên lai được in thì các thông tin chỉ định mới được đưa đến các đơn vị chức năng như xét nghiệm, siêu âm, x quang…

  • Tiếp nhận phiếu chỉ định:

    • Phiếu chỉ định của BS liệt kê đầy đủ chi tiết cần thực hiện, giá tiền của từng chi tiết, tổng số tiền phải trả.

    • Trên phiếu chỉ định có in mã vạch. Nhân viên thu phí chỉ cần tick vào mã vạch mà không cận nhập liệu gì.

  • Thu tiền các khoản dịch vụ thuê bệnh viện khác thực hiện:

    • Bệnh viện có thể thu tiền xét nghiệm mà mình không làm, sau đó chuyển cho bệnh viện khác thực hiện giúp.

    • Các dịch vụ này cũng được thống kê chi tiết.

  • Hoàn trả dịch vụ:

    • Hoàn trả các dịch vụ đã đóng phí nhưng chưa được thực hiện.

    • Trả bằng tiền mặt đối với đối tượng dịch vụ.

    • Trả vào tài khoản tạm ứng đối với đối tượng BHYT.

  1. THU PHÍ THEO ĐỐI TƯỢNG

    • Thu phí bệnh nhân theo đối tượng:

      • Mỗi bệnh nhân thuộc đối tượng khác nhau: BHYT, dịch vụ, khám sức khỏe trọn gói... Mỗi đối tượng sẽ có chính sách giá cả riêng.

      • Tính tiền dịch vụ y tế theo từng đối tượng.

    • Có thể hoán chuyển đối tượng

      • Bệnh nhân quên mang theo thẻ BHYT có thể tạm tính bằng giá dịch vụ, sau đó khi xuất trình thẻ BHYT thì có thể hoán chuyển đối tượng, tính lại tiền theo đối tượng BHYT.

  2. PHƯƠNG THỨC THU PHÍ

    • Nhiều phương thức thu phí:

      • Thu tiền mặt.

      • Thu qua tài khoản tạm ứng.

      • Thu qua thẻ VIP.

      • Thu qua thẻ ngân hàng.

    • In hóa đơn.

      • Biên lai thu phí: là giấy xác nhận đã thu của bệnh nhân khi bệnh nhân nộp bất cứ khoản tiền nào. Các biên lai này để làm bằng chứng bệnh nhân đã nộp tiền.

      • Hóa đơn viện phí: là chứng từ tổng kết tất cả chi phí trong 1 lần khám hoặc nhập viện.

      • Mẫu hóa đơn có thể được thiết kế riêng cho từng bệnh viện sau khi đã đăng ký với cơ quan thuế.

      • BV có thể in hóa đơn “đỏ” từ máy vi tính cho bệnh nhân một cách hợp pháp (hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử).

    • Các tiện ích khác

      • Sử dụng mã vạch tính tiền hóa đơn.

      • Sử dụng thiết bị đọc dấu vân tay khi có yêu cầu.

      • Chuyển thông tin bệnh nhân vào đơn vị thực hiện dịch vụ.

      • Sau khi bệnh nhân đóng viện phí thì thông tin mới được chuyển đến các đơn vị thực hiện dịch vụ tương ứng.

      • Có thể thu phí từ bất cứ nơi nào có nối mạng: Bệnh viện rộng, nhiều khoa hoặc có nhiều tầng có thể thiết lập nhiều trạm thu phí ở những nơi thuận tiện nhất cho bệnh nhân.

      • Mỗi trạm thu phí có thể thực hiện tất cả các tác vụ như tiếp nhận, thu phí, hoàn phí, kiểm tra tài khoản bệnh nhân, in hóa đơn…

  3. THỐNG KÊ VIỆN PHÍ:

  • Thống kê thu phí theo từng chi tiết dịch vụ (siêu âm, xét nghiệm, x quang…)

  • Thống kê theo khoa, theo bác sĩ.

  • Thống kê tiền hoàn trả.

  • Thống kê tiền nộp theo ca.

  • Cung cấp thông tin viện phí cho bộ phận kế toán.

  • Liên kết với phần mềm kế toán để cung cấp số liệu kế toán.

  • Truy cứu tình hình viện phí.

  • Thống kê theo đối tượng Bảo Hiểm.

  1. PHÂN HỆ QUẢN LÝ BHYT


Giới thiệu chung:


Phân hệ quản lý bảo hiểm y tế được lồng ghép trong phân hệ Viện Phí, dùng để xử lý các ca bệnh nhân có thẻ BHYT nhà nước hoặc BHYT tư nhân.


Ngoài việc tính toán theo công thức của BHYT, phân hệ này còn có chức năng kiểm tra thẻ BHYT, xuất file XML để gửi lên cổng thanh toán BHYT theo quy định.


  • Kiểm tra dịch vụ, thuốc men và vật tư y tế đã sử dụng sau khi kết thúc một đợt khám.

  • Tự động tính các khoản phí dịch vụ: giá dịch vụ, giá bảo hiểm, chênh lệch giá, đồng chi trả…

  • Kiểm tra tính hợp lệ của dịch vụ và thuốc trong danh mục BHYT.

  • Tính phí theo mã quyền lợi: 100%, 95%, 80%.

  • Xác định bệnh nhân được hưởng các dịch vụ đặc biệt: thuốc điều trị ung thư, dịch vụ kỹ thuật cao, vận chuyển.

  • Tạo gói dịch vụ khoán trọn.

  • Chuyển thông tin về thuốc BHYT đã duyệt đến quầy nhận thuốc.

  • In phơi thanh toán cho bệnh nhân.

  • In báo cáo BHYT theo đúng mẫu BHYT yêu cầu.

    • In thanh quyết toán BHYT ngay cuối kỳ.

    • In báo cáo sử dụng thuốc BHYT.

    • In báo cáo sử dụng xét nghiệm BHYT

2. KHỐI LÂM SÀNG


  1. PHÂN HỆ QUẢN LÝ PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ VÀ TOA THUỐC


Giới thiệu chung:


Phân hệ quản lý phòng khám và toa thuốc là phương tiện giúp bác sĩ ghi bệnh án ngoại trú, bao gồm ghi triệu chứng, chỉ định, xem hồ sơ và ra y lệnh xử trí.


Đặc biệt phân hệ này có các tiện ích giúp bác sĩ thao tác nhanh đồng thời kiểm tra tương tác thuốc, chống kê đơn trùng lắp, tạo an toàn cho bệnh nhân.

  1. NHÓM CHỨC NĂNG GHI SINH HIỆU VÀ TIỀN SỬ BỆNH

    • Sinh hiệu và tiền sử bệnh (Vital sign and history)

      • Phân hệ sinh hiệu và tiền sử bệnh ghi nhận các thông tin về dấu hiệu sinh tồn (Vital signs) và các thông tin tổng quát của bệnh nhân như chiều cao, cân nặng, tiền sử bệnh bản thân và gia đình.

      • Phân hệ này cũng ghi nhận những thông tin chuyên khoa như đo thị lực, đo nhãn áp trong chuyên khoa mắt, ghi PARA trong chuyên khoa sản, ghi tiền sử chủng ngừa trong chuyên khoa Nhiễm, tiền sử tâm thần …

      • Phân hệ sinh hiệu được nhân viên điều dưỡng sử dụng để ghi thông tin trước khi bệnh nhân được bác sĩ khám bệnh.

      • Với sự chuyên môn hóa trong công việc, nhân viên điều dưỡng sẽ quản lý một phân hệ riêng, hỗ trợ bác sĩ tích cực hơn trong việc thu thập thông tin.

    • Ghi sinh hiệu (dấu hiệu sinh tồn – vital signs).

      • Chức năng ghi sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. Có cảnh báo số liệu bất thường. Vẽ biểu đồ sinh hiệu.

      • Có biểu đồ theo dõi biến thiên của sinh hiệu, đặc biệt cho các khoa cấp cứu, chăm sóc đặc biệt (ICU).

    • Ghi tiền căn bệnh nhân, tình trạng dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, tình trạng đặc biệt (thai, cho con bú)

      • Các thông tin tiền căn được làm cơ sở cho việc dùng thuốc. Khi kê đơn thuốc, phần mềm sẽ nhận diện các trường hợp đặc biệt để kiểm tra và báo động.

    • Các tình trạng đặc biệt theo chuyên khoa

      • Đo thị lực mắt.

      • Đo nhãn áp.

      • Ghi tình trạng thai sản (PARA)

    • Ghi tổng trạng bệnh nhân: Cân nặng, chiều cao.

      • Tính chỉ số BMI từ số liệu chiều cao, cân nặng theo tiêu chuẩn người Á Châu..

    • Chuyển thông tin sinh hiệu và tiền sử bệnh vào bệnh án.

      • Thông tin sinh hiệu và các chi tiết bệnh sử cần được bố trí cho y tá nhập liệu riêng như một chức năng riêng biệt.

      • Nếu không có phòng ghi sinh hiệu riêng thì bác sĩ sẽ tự nhập thông tin này vào hệ thống.

  2. NHÓM CHỨC NĂNG GHI TRIỆU CHỨNG VÀ CHỈ ĐỊNH

  • Ghi triệu chứng và tình trạng bệnh nhân

    • Ghi triệu chứng cơ năng.

    • Ghi triệu chứng thực thể.

    • Các triệu chứng được mã hóa.

  • Bệnh án ngoại trú: (EMR)

    • Bệnh án ngoại trú dùng cho các trường hợp nghiên cứu khoa học, cần ghi rất chi tiết theo chuyên khoa, giúp các bs có đủ dữ liệu cho một chương trình tầm soát.

  • Ghi nhận tình trạng lâm sàng theo bệnh án ngoại trú.

    • Bệnh án nội khoa tổng quát.

    • Bệnh án nhi.

    • Bệnh án mắt.

    • Bệnh án sản khoa.

    • Bệnh án nha khoa.

    • Bệnh án đông y

  • Chỉ định cận lâm sàng đa năng, giúp chọn nhanh 1 nhóm chỉ định.

    • BS ra chỉ định ngay từ máy tính.

    • Danh mục chỉ định được sắp xếp theo phân loại cận lâm sàng và chuyên khoa giúp dễ dàng tra cứu.

    • BS tick vào xét nghiệm nào mình cần.

    • Soạn thảo sẵn một mẫu phiếu chỉ định theo chuyên khoa để chọn nhanh.

    • Phiếu chỉ định in ra sẽ hiển thị giá tiền, giúp BS tham vấn cho bệnh nhân tốt hơn.

    • Dễ dàng thêm, bớt chi tiết chỉ định trong 1 phiếu chỉ định mẫu.

  • Xem kết quả cận lâm sàng từ các khoa khác theo thời gian thực.

    • Khi dịch vụ cận lâm sàng đã được thực hiện, kết quả sẽ hiển thị ngay trong hồ sơ bệnh nhân. BS xem kết quả ngay, trực tiếp tại máy tính mà không cần chờ bệnh nhân mang kết quả đến.

    • Hồ sơ bệnh nhân được trình bày theo thời gian và theo phân loại chuyên khoa, giúp BS dễ dàng theo dõi diễn tiến bệnh.

    • Các chỉ định đã được thực hiện sẽ được hiển thị cho BS biết, rất cần thiết cho các trường hợp cấp cứu.

    • Kết quả CLS có thể được in tại phòng xét nghiệm hoặc tại máy tính của bác sĩ.

  1. NHÓM CHỨC NĂNG CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ

  • Ghi chẩn đoán chính và 2 chẩn đoán phụ theo hệ thống IDC 10 (Internationel Disease Code 10).

    • Phần mềm có sẵn hệ thống chẩn đoán theo IDC 10 với 2 thứ tiếng Việt và Anh.

    • BS có thể thay đổi tên chẩn đoán tiếng Việt cho phù hợp với ngôn ngữ địa phương.

    • Nhập mã IDC sẽ tự động nạp chẩn đoán.

    • IDC 10 tự động: BS chỉ nhập từ khóa tên bệnh vào ô chẩn đoán, phần mềm tự động gợi ý tên chẩn đoán đầy đủ và tự động tìm mã IDC 10 tương ứng.

  • Xử trí bệnh nhân:

    • 6 tình huống xử trí:

    • kê đơn,

    • chuyển khám chuyên khoa khác,

    • cho nhập viện,

    • chuyển viện,

    • tham vấn,

    • bỏ khám…

  • Kê đơn điện tử:

    • Autocomplete tên thuốc.

    • Tự động nhớ cách kê thuốc.

    • Hiển thị giá tiền từng thuốc và tổng tiền 1 đơn thuốc.

    • Thêm thuốc mới

    • Xóa nhanh 1 thuốc đã kê.

    • Bảo đảm thuốc kê luôn luôn đủ cho bệnh nhân lãnh thuốc.

  • Kê đơn an toàn:

    • Chống kê thuốc trùng tên, trùng hoạt chất, trùng họ trị liệu.

    • Cảnh báo tương tác có hại.

    • Những tên thuốc kê trùng lắp về tên thương mại hoặc hoạt chất sẽ tự động bị loại ra.

    • Những thuốc kê trùng họ trị liệu hoặc có tương tác sẽ được phần mềm báo động để BS chọn bỏ bớt 1 loại thuốc ra.

    • Cảnh báo thuốc cho bệnh nhân là phụ nữ có thai, cho con bú hoặc thuốc chống dùng cho các bệnh nhân có bệnh đặc biệt.

  • Soạn thảo đơn thuốc điều trị mẫu.

    • Có những đơn thuốc bao gồm nhiều thuốc, được dùng lặp đi lặp lại cho nhiều bệnh nhân khác nhau. Ví dụ đơn thuốc điều trị lao, gồm phác đồ 4 món, 5 món, hoặc điều trị HP dạ dày bao gồm 3-4 món thuốc cố định. BS tự soạn thảo 1 đơn thuốc mẫu và lưu lại để áp dụng nhanh.

    • Đơn thuốc mẫu có thể được thêm, bớt thuốc.

    • Ngay cả khi BS chưa soạn đơn thuốc mẫu, sau khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ có thể lưu đơn thuốc đó lại thành đơn thuốc mẫu.

    • Đơn thuốc mẫu có thể được tạo mới hoặc chép đè bằng 1 đơn khác.

    • Có thể tạo đơn mẫu riêng cho từng bác sĩ. Cũng có thể tạo ra các đơn thuốc mẫu chuẩn dùng chung cho toàn bệnh viện..

    • Đơn thuốc mẫu có giá trị cao trong các trường hợp cấp cứu, ra y lệnh nhanh.

  • In đơn thuốc nhanh.

    • Xem lại đơn thuốc cũ của bệnh nhân và chọn để in lại mà không cần phải nhập mới.

  • Tham khảo thuốc có trong quầy thuốc.

    • Phân hệ đơn thuốc điện tử nối kết với phân hệ dược nên BS có thể biết thuốc nào có thể kê đơn.

    • Khi một loại thuốc cần kê không còn trong khoa dược, bác sĩ có thể tìm thuốc thay thế bằng cách tra cứu tìm thuốc tương tự.

  • Hẹn tái khám và xem lịch hẹn cá nhân.

    • Sau mỗi ca khám, bs sẽ hẹn bệnh nhân tái khám. Phần mềm có sẵn bộ lịch hẹn giúp BS chọn ngày tái khám.

    • BS có thể xem lại lịch làm việc cá nhân của mình. Dùng lịch cá nhân như một phương tiện quản lý công việc.

  • Lưu thông tin.

    • Thông tin khám được lưu trữ theo mã số bệnh nhân. Khi bác sĩ cần xem lại hồ sơ, chỉ cần nhập mã số bệnh nhân thì có thể xem toàn bộ hồ sơ bệnh án từ ngày đầu tiên đến khám cho đến hiện tại.

  • Các tính năng khác

    • Đối chiếu thuốc trong từ điển điện tử.

    • Hiển thị tổng giá tiền đơn thuốc.

    • Chuyển thông tin đơn thuốc ra quầy thuốc.

    • Tự động tách nội dung đơn thuốc ra các quầy thuốc khác nhau: quầy thuốc BHYT chỉ thấy thuốc BHYT, quầy thuốc dịch vụ chỉ bán các thuốc ngoài danh mục BHYT.

  • Tự điển điện tử giúp trí nhớ:

    • Từ điển thuốc.

    • Từ điển xét nghiệm.

    • Từ điển y khoa song ngữ Anh – Việt

    • Từ điển mã bệnh quốc tế IDC10.

    • Từ điển triệu chứng học nội khoa.

  • Bệnh án ngoại trú

    • Có các bệnh án chuyên khoa theo mẫu bộ y tế.

  • Đơn thuốc Đông Y.

    • Quản lý danh mục dược liệu, các vị thuốc.

    • Tạo mẫu thang thuốc. Mỗi thang thuốc là tập hợp của nhiều vị thuốc.

    • Mỗi đơn thuốc không phải chỉ là 1 thang thuốc mà có thể kèm thêm các thuốc khác vì vậy phần mềm cho phép thêm thuốc khác vào đơn thuốc (dầu thoa, cao dán…).

    • Có thể kê cả thuốc Đông Y và Tây Y cùng nhau.

  1. PHÂN HỆ NGOẠI VIỆN


Giới thiệu chung:


Phân hệ quản lý bệnh nhân Ngoại Viện dùng để quản lý bệnh mãn tính như tiểu đường, lao phổi, ung thư... Các bệnh nhân này cần điều trị dài ngày tại nhà, cần phải có bệnh án theo dõi tiến trình điều trị.

Việc lập hồ sơ theo dõi tương tự như với bệnh nhân nội trú như khác ở chỗ không nhập viện, không có chi phí giường bệnh.


  • Quản lý xuất nhập viện:

    • Các bệnh nhân được theo dõi thường xuyên nhưng không nằm viện như bệnh nhân ung thư, bệnh nhân chạy thận nhân tạo hoặc các trường hợp điều trị nội trú nhưng thiếu giường bệnh, có thể điều trị tại nhà.

  • Quản lý điều trị:

    • Tạo bệnh án nhập viện mới như trường hợp nội trú.

    • Ghi chỉ định và điều trị hàng ngày.

    • Cấp phát thuốc hàng ngày.

    • Kết thúc bệnh án cuối kỳ điều trị.

  • Quản lý viện phí bán trú:

    • Ghi chú dịch vụ và thuốc men trong quá trình điều trị.

    • Tính toán viện phí theo đối tượng bệnh nhân.


  1. PHÂN HỆ QUẢN LÝ NỘI TRÚ


Giới thiệu chung:


Phân hệ quản lý Nội Trú dùng để quản lý bệnh nhân có chỉ định nhập viện.


Phân hệ này có nhiều chức năng phức tạp bao gồm quản lý xuất nhập viện, quản lý y lệnh của bác sĩ, quản lý thực hiện y lệnh, tổng hợp thuốc, phát thuốc cho bệnh nhân.

  1. NHÓM CHỨC NĂNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP VIỆN

  • Quản lý hành chính khoa

    • Danh sách nhân viên tại khoa.

    • Lịch mổ.

    • Lịch hội chẩn.

    • Sơ đồ giường bệnh.

    • Quản lý giường bệnh

    • Quản lý lịch trực khoa

    • Quản lý dịch vụ trong khoa.

    • Danh sách bệnh nhân trong khoa.

  • Quản lý nhập xuất viện, chuyển khoa.

  • Ghi hồ sơ nhập viện.

  • Hành chính bệnh nhân:

  • Cấp mã số nhập viện.

  • Cấp mã khoa

  • Gán giường bệnh, bác sĩ phụ trách, y tá phụ trách.


  1. NHÓM CHỨC NĂNG QUẢN LÝ BỆNH ÁN


  • Quản lý bệnh án nội trú

  • Ghi chi tiết bệnh án lúc mới nhập viện.

  • Ghi diễn tiến bệnh và y lệnh hàng ngày.

  • 24 bệnh án điện tử theo đúng chuẩn của Bộ Y Tế.

  • Các bệnh viện chuyên khoa phải có bệnh án chuyên khoa chi tiết, được ghi chép đầy đủ để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu khoa học.

  • 24 bệnh án chuyên khoa theo mẫu của bộ y tế ban hành. Các bệnh án chuyên khoa khác nhau về chi tiết chuyên khoa cần ghi chép.

  • Phần mềm có 24 bệnh án tương ứng dùng cho từng chuyên khoa khác nhau.

  • Các bệnh án chuyên khoa được in theo đúng mẫu.

  • Quản lý y lệnh:

  • Ghi diễn tiến bệnh nội trú.

  • Hàng ngày, khi thăm khám bệnh nhân xong bs phải ghi vào bệnh án các chi tiết (về tình hình tiến triển của bệnh, cần làm thêm xét nghiệm gì, dùng thuốc gì, chế độ ăn ra sao, chể độ chăm sóc thế nào…)

  • Căn cứ vào y lệnh của BS, bộ phận điều dưỡng sẽ thực hiện theo đúng y lệnh.

  • Y tá cũng tham gia ghi bệnh án trong những trường hợp cần theo dõi: ghi sinh hiệu 15 phút/lần.

  • Thống kê bệnh.

  • Chuyển kết quả bệnh qua kế hoạch tổng hợp.

  • Thống kê, nghiên cứu khoa học.

  • BS có thể dùng máy tính bỏ túi, điện thoại thông minh, máy tính bảng để ghi bệnh án.

  1. NHÓM CHỨC NĂNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ NỘI TRÚ

    • Quản lý thực hiện y lệnh

      • Ghi thực hiện y lệnh (theo dõi dấu hiệu sinh tồn, cấp thuốc, chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, thực hiện cận lâm sàng…).

      • Tổng hợp thuốc.

      • Lập phiếu đề xuất thuốc.

      • Ghi chép diễn tiến truyền dịch, truyền máu.


  1. NHÓM CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VIỆN PHÍ NỘI TRÚ

  • Quản lý dịch vụ bệnh nhân nội trú:

    • Ghi tạm ứng nhập viện.

    • Tính phí viện phí nội trú thông qua tài khoản tạm ứng.

    • In bảng công khai phát thuốc, công khai viện phí hàng ngày cho bệnh nhân.

    • Chuyển đối tượng. (Khi bệnh nhân đến nhập viện nhưng không mang theo giấy BHYT hoặc BHYT hết hạn sử dụng, cần được chuyển đối tượng để tính phí theo biểu giá tương ứng)

  • Báo cáo nội trú

    • Xuất dữ liệu sang hệ thống quản lý bệnh án của Sở y tế.

    • Xuất báo cáo theo mẫu báo cáo chuẩn Bộ Y Tế.

    • Xuất báo cáo theo mẫu báo cáo chuẩn Bảo Hiểm Y Tế.

    • Xuất báo cáo số liệu cho cơ quan chủ quản (quân đội, công an)

    • Xuất báo cáo riêng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

    • Có khả năng xuất dữ liệu sang định dạnh XML để tương thích với các CSDL khác.

  1. PHÂN HỆ PHẪU THUẬT VÀ QUẢN LÝ PHÒNG MỔ


Giới thiệu chung:


Phân hệ Phẩu thuật là một bộ phận của quản lý Nội Trú, dùng để quản lý ca phẫu thuật. Phân hệ này giúp chuẩn bị tiền phẫu, sắp lịch mổ, kiểm tra an toàn chống nhầm lẫn trước mổ và ghi bệnh án phẫu thuật.


Phân hệ Phẫu thuật có thể ghi hình ảnh, clip quá trình mổ để lưu lại bệnh án.

  1. Phân loại phẫu thuật – thủ thuật.

  • Phẫu thuật và thủ thuật được phân loại theo quy định của Bộ Y Tế.

  • Mỗi loại hình có nội dung khác nhau, được ghi chép khác nhau, dùng cho thống kê.

  1. Xem toàn bộ bệnh án tiền phẫu.

  • Bác sĩ được xem toàn bộ hồ sơ bệnh nhân, bao gồm sinh hiệu, tiền sử bệnh, bệnh cảnh lâm sàng, phiếu kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đã dùng thuốc gì… trước khi mổ.

  1. Bảng tường trình phẫu thuật – thủ thuật.

  • Protocol phẫu thuật được tạo mẫu sẵn.

  • Có thể sửa chữa khi cần thiết.

  1. Tiện ích chụp và lưu hình ảnh quá trình thực hiện.

    • Quá trình phẫu thuật có thể cần chụp ảnh và quay video để làm bằng chứng hoặc tài liệu giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

  2. In bệnh án phẫu thuật thủ thuật.

    • Bệnh án phẫu thuật được in chi tiết và lưu trữ.

  3. Các tiện ích khác: kê đơn, chỉ định, xem bệnh án…

  • Phân hệ PTTT tích hợp sẵn các tính năng kê đơn, chỉ định, xem bệnh án… như đối với các phân hệ khác. Đây là tiện ích cần thiết cho bác sĩ.

  1. Quản lý lịch mổ

    • Lịch mổ

  2. Quản lý ê kíp mổ

    • Ghi chép ê-kíp mổ: phẫu thuật viên chính, PTV phụ, y tá phụ mổ, y tá dụng cụ, kỹ thuật viên gây mê.

    • Ghi chép dụng cụ mổ

    • Thống kê ca mổ, làm cơ sở cho việc chấm công.

  3. Tính năng khác

    • Bệnh án gây mê hồi sức có đủ chi tiết, theo mẫu bệnh án của Bộ Y Tế.

    • Vẽ biểu đồ sinh hiệu tự động.

  1. PHÂN HỆ THỦ THUẬT


Giới thiệu chung:


Phân hệ thủ thuật giúp bác sĩ ghi lại quá trình thực hiện thủ thuật như băng bó, cắt chỉ, tập vật lý trị liệu, chiếu đèn…


Đây là một phân hệ nhỏ nhưng có đầy đủ chức năng chỉ định và kê đơn trong khi thực hiện thủ thuật.


  1. Danh mục thủ thuật theo chuyên khoa.

  2. Tiếp nhận yêu cầu thủ thuật từ viện phí.

  3. Danh sách bệnh nhân chờ.

  4. Chỉ định gói y dụng cụ.

  5. Ghi tường trình thủ thuật.

  6. Soạn thảo mẫu thủ thuật.

  7. Đơn thuốc thủ thuật.

  8. Tủ thuốc trực thủ thuật.

  9. In báo cáo thủ thuật.

  10. Thống kê thủ thuật.


3. KHỐI XÉT NGHIỆM

  1. PHÂN HỆ XÉT NGHIỆM


Giới thiệu chung:


Ngày nay xét nghiệm y khoa phát triển mạnh, giúp cung cấp thông tin về thuộc tính của bệnh phẩm cho bác sĩ. Có nhiều loại xét nghiệm khác nhau, một số có máy móc thiết bị, một số khác phải thực hiện thủ công.


Mọi kết quả đều được ghi chép và chuyển vào hồ sơ bệnh án điện tử.


Các máy xét nghiệm đời mới được kết nối để truy xuất kết quả trực tiếp từ máy vào bệnh án mà không cần sao chép bằng tay.


  1. PHÂN LOẠI XÉT NGHIỆM

    • Các loại xét nghiệm có kết nối máy xét nghiệm:

      • Huyết học

      • Sinh hóa máu

      • Sinh hóa nước tiểu.

      • Miễn dịch.

      • Ion đồ.

      • Điện di.


  • Các xét nghiệm vi sinh – ký sinh

    • Vi sinh.

    • Ký sinh

    • Kháng sinh đồ.

  1. CHỨC NĂNG XÉT NGHIỆM

    • Tiếp nhận mẫu bệnh phẩm.

      • Ghi nhận chi tiết chỉ định và xác nhận đã lấy mẫu bệnh phẩm, làm cơ sở cho việc nhập kết quả xét nghiệm.

      • Loại bệnh phẩm

      • Chất bảo quản

      • Thời gian tiếp nhận

      • Người nhận bệnh phẩm

      • Đơn vị nhận bệnh phẩm

      • Bệnh phẩm được dán mã vạch để liên kết phiếu chỉ định và mẫu bệnh phẩm

  • Chuyển thông tin trực tiếp từ các máy xét nghiệm.

    • Xuất thông tin kết quả xét nghiệm trực tiếp vào bệnh án.

    • Các kết quả phân tích từ máy xét nghiệm sẽ được ghi vào phiếu trả kết quả đang chờ.

    • Một số kết quả xét nghiệm được tính toán lại sau khi máy đã trả kết quả.

    • Kết quả xét nghiệm được thông qua kiểm tra bằng mắt của trưởng khoa xét nghiệm trước khi được xuất ra ngoài.

  • Chuyển thông tin xét nghiệm vào hồ sơ.

    • Kết quả xét nghiệm sau khi nhập vào hệ thống dữ liệu sẽ được hiển thị theo từng bộ hồ sơ bệnh án.


  • Tự động đánh giá kết quả:

    • Kết quả xét nghiệm được nạp vào phần mềm sẽ tự so sánh với các giá trị bình thường để hiển thị báo động khi vượt quá giá trị bình thường.


  • Thống kê, báo cáo hoạt động xét nghiệm

    • Thống kê chi tiết về hoạt động xét nghiệm.

    • Theo bệnh nhân

    • Theo bệnh phẩm

    • Theo kết quả xét nghiệm


  1. PHÂN HỆ VI SINH

Giới thiệu chung:


Xét nghiệm vi sinh là một phân nhánh của hệ thống xét nghiệm chung, dùng để khảo sát vi sinh, ký sinh và kháng sinh đồ.


Xét nghiệm vi sinh trải qua nhiều công đoạn phức tạp như nuôi cấy vi trùng, nhuộm lam… để định danh và xác định mức để kháng của vi trùng.


Bảng mô tả kết quả xét nghiệm vi sinh khác với các mô tả xét nghiệm dịch thể khác.

4. KHỐI HÌNH ẢNH Y KHOA

  1. PHÂN HỆ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH


Giới thiệu chung:


Chẩn đoán hình ảnh là một lãnh vực lớn của y khoa, cung cấp hình ảnh bệnh lý cho bác sĩ lâm sàng. Ngày nay các thiết bị ghi hình có khả năng cung cấp hình ảnh từ vi thể đến đại thể, từ ngoài da đến nội tạng…


Phân hệ Chẩn đoán bằng hình ảnh có chức năng ghi chép hình ảnh và các mô tả của bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh vào bệnh án điện tử. Các hình ảnh này có thể được lưu trữ và truy xuất theo yêu cầu nghiên cứu khoa học.


Các thiết bị thuộc phân hệ chẩn đoán hình ảnh bao gồm máy chụp X quang, CT Scanner, MRI, DSA, PET, PET Scanner….


Hệ thống này có thể quản lý hình ảnh 2 chiều, 3 chiều dưới định dạng JPEG, PNG, DICOM…


  1. PHÂN LOẠI

    • Các thiết bị chụp ảnh y khoa:

      • Máy X quang

      • Máy CT scanner

      • Máy chụp MRI.

  2. CHỨC NĂNG

    • Danh sách BN chờ

  • Lấy hình ảnh từ các thiết bị sinh ảnh:

    • X quang kỹ thuật số.

    • CT, MRI, DSA, PET, SPECT…


  • Nhập mô tả và kết luận.

    • Nhập nhanh mô tả và kết luận từ mẫu đã soạn thảo.

  • Chuyển thông tin vào hồ sơ bệnh án

    • Hồ sơ chẩn đoán hình ảnh ngay sau khi được nhập liệu sẽ được chuyển ngay vào hồ sơ bệnh án cá nhân và được BS Lâm sàng đọc kết quả.

  • Xem hồ sơ bệnh nhân.

    • Các BS chẩn đoán hình ảnh được quyền tham khảo hồ sơ bệnh án ngay tại giao diện CĐHA để có mô tả và kết luận sát với tình hình thực tế bệnh nhân.

  • In kết quả chẩn đoán cận lâm sàng cùng hình ảnh y khoa.

    • Phần mềm xử lý hình ảnh y khoa.

  • Chức năng soạn thảo mẫu dùng chung:

    • Tạo mẫu mô tả vùng khảo sát.

    • Tạo mẫu gõ tắt.

    • Các mẫu template được soạn thảo riêng cho từng bác sĩ.

  • Chức năng báo cáo, thống kê hoạt động:


  1. PHÂN HỆ NỘI SOI


Giới thiệu chung:


Phân hệ nội soi là một bộ phận trong hệ thống quản lý hình ảnh y khoa, có chức năng ghi nhận hình ảnh từ trong tạng rỗng của cơ thể hoặc ổ bụng.


Phân hệ nội soi còn bao gồm cả các hình soi như hình soi đáy mắt, hình ảnh da liễu...


  1. PHÂN LOẠI

    • Các thiết bị nội soi và chụp ảnh y khoa:

      • Nội soi tiêu hóa

      • Nội soi phế quản

      • Nội soi tai mũi họng

      • Nội soi cổ tử cung

      • Vi sinh.

      • Ký sinh.

      • Các thiết bị sinh ảnh khác.

  2. CHỨC NĂNG

  • Lấy hình ảnh từ các thiết bị sinh ảnh:

    • Các máy nội soi.

  • Nhập mô tả và kết luận.

    • Nhập nhanh mô tả và kết luận từ mẫu đã soạn thảo.

  • Chuyển thông tin vào hồ sơ bệnh án

    • Hồ sơ chẩn đoán hình ảnh ngay sau khi được nhập liệu sẽ được chuyển ngay vào hồ sơ bệnh án cá nhân và được BS Lâm sàng đọc kết quả.

  • Xem hồ sơ bệnh nhân.

    • Các BS chẩn đoán hình ảnh được quyền tham khảo hồ sơ bệnh án ngay tại giao diện CĐHA để có mô tả và kết luận sát với tình hình thực tế bệnh nhân.

  • In kết quả chẩn đoán cận lâm sàng cùng hình ảnh y khoa.

    • Phần mềm xử lý hình ảnh y khoa.

  • Chức năng soạn thảo mẫu dùng chung:

    • Tạo mẫu mô tả vùng khảo sát.

    • Tạo mẫu gõ tắt.

    • Các mẫu template được soạn thảo riêng cho từng bác sĩ.

  1. PHÂN HỆ SIÊU ÂM


Giới thiệu chung:


Phân siêu âm giúp ghi lại hình ảnh siêu âm và mô tả của bác sĩ siêu âm. Có nhiều loại siêu âm khác nhau và cách ghi nhận thông số, cách mô tả cũng khác nhau.


Hình ảnh siêu âm có thể được ghi nhận bằng hình ảnh tĩnh hoặc clip, được lưu vào hồ sơ bệnh án điện tử.


Hình ảnh siêu âm có thể được truy tìm, thống kê theo yêu cầu.


  1. PHÂN LOẠI

    • Các thiết bị nội soi và chụp ảnh y khoa:

      • Các thiết bị siêu âm.


  1. CHỨC NĂNG

  • Lấy hình ảnh từ các thiết bị sinh ảnh:

    • Siêu âm tổng quát đa chức năng.

    • Siêu âm tim mạch.

    • Siêu âm sản phụ khoa, 3D, 4D…

  • Nhập mô tả và kết luận.

    • Nhập nhanh mô tả và kết luận từ mẫu đã soạn thảo.

  • Chuyển thông tin vào hồ sơ bệnh án

    • Hồ sơ chẩn đoán hình ảnh ngay sau khi được nhập liệu sẽ được chuyển ngay vào hồ sơ bệnh án cá nhân và được BS Lâm sàng đọc kết quả.

  • Xem hồ sơ bệnh nhân.

    • Các BS chẩn đoán hình ảnh được quyền tham khảo hồ sơ bệnh án ngay tại giao diện CĐHA để có mô tả và kết luận sát với tình hình thực tế bệnh nhân.

  • In kết quả chẩn đoán cận lâm sàng cùng hình ảnh y khoa.

    • Phần mềm xử lý hình ảnh y khoa.

  • Chức năng soạn thảo mẫu dùng chung:

    • Tạo mẫu mô tả vùng khảo sát.

    • Tạo mẫu gõ tắt.

    • Các mẫu template được soạn thảo riêng cho từng bác sĩ.

  1. PHÂN HỆ VI THỂ


Giới thiệu chung:


Phân hệ Vi thể là một bộ phận trong hệ thống quản lý hình ảnh. Điểm đặc biệt của phân hệ này là chụp hình và lưu trữ hình ảnh ở mức độ mô, tế bào học.


Các hình ảnh vi thể


  1. PHÂN LOẠI

    • Chụp ảnh vi thể từ kính hiển vi:

      • Giải phẫu bệnh.

      • Tế bào học.

  2. CHỨC NĂNG

    • Tiếp nhận mẫu bệnh phẩm:

      • Định danh bệnh nhân.

      • Ghi nơi gửi đến (phòng phẫu thuật, thủ thuật hoặc nơi khác gửi đến).

      • Ghi ngày tiếp nhận.

      • Mô tả đại thể, tình trạng mẫu.

      • Ghi chất bảo quản.

      • Đánh dấu tiêu bản đại thể.

    • Lấy hình ảnh từ kính hiển vi:

      • Chụp ảnh từ kính hiển vi.

      • Lưu hình ảnh vào hồ sơ bệnh nhân.

    • Nhập mô tả vi thể và kết luận.

      • Nhập nhanh mô tả và kết luận từ mẫu đã soạn thảo.

    • Chuyển thông tin vào hồ sơ bệnh án

      • Hồ sơ chẩn đoán hình ảnh ngay sau khi được nhập liệu sẽ được chuyển ngay vào hồ sơ bệnh án cá nhân và được BS Lâm sàng đọc kết quả.

    • Xem hồ sơ bệnh nhân.

      • Các BS giải phẫu bệnh được quyền tham khảo hồ sơ bệnh án ngay tại giao diện GPB để có mô tả và kết luận sát với tình hình thực tế bệnh nhân.

    • In kết quả chẩn đoán cận lâm sàng cùng hình ảnh y khoa.

      • Xử lý hình ảnh y khoa.

    • Chức năng soạn thảo mẫu dùng chung:

      • Tạo mẫu mô tả vùng khảo sát.

      • Tạo mẫu gõ tắt.

      • Các mẫu template được soạn thảo riêng cho từng bác sĩ.

  1. HỆ THỐNG PACS non DICOM


Giới thiệu chung:


Hệ thống PACS dùng để quản lý và chia sẻ hình ảnh y khoa trong nội bộ bệnh viện hoặc ra ngoài bệnh viện.


Hệ thống này có chức năng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hình ảnh, do đó phục thuộc vào dung lượng chứa dữ liệu và đường truyển.


Hệ thống PACS YKHOANET có khả năng lưu trữ hình ảnh DICOM được chụp từ modality và hình ảnh JEG là hình ảnh đã được xử lý cuối cùng. Các hình ảnh sau khi được xử lý đều được nhúng vào bệnh án điện tử để cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ lâm sàng.



  • Hệ thống lưu trữ và truy tìm hình ảnh (PACS)

    • Hình ảnh y khoa được lưu trữ trong các thư mục riêng.

    • Dễ dàng truy tìm hình ảnh hoặc nhóm hình ảnh, dùng trong nghiên cứu khoa học và bằng chứng pháp lý.

    • Có thể dùng phần mềm phân tích hình ảnh để khảo sát hình ảnh tốt hơn.

  • Lấy hình ảnh digital trực tiếp từ thiết bị y tế

    • Phần mềm tích hợp sẵn tính năng capture hình trực tiếp từ thiết bị y khoa, không cần phải qua trung gian phần mềm khác.

    • Hình ảnh y khoa được gán tên theo mã bệnh nhân giúp cho việc truy xuất hình ảnh chính xác.

    • Hình ảnh lưu dưới dạng digital, được chuyển thẳng vào màn hình bác sĩ lâm sàng.

    • Không cần in ra phim, giấy.

    • In lại phim khi cần thiết.

    • Chuyển cho bệnh nhân xem online.

    • Gởi hội chẩn online.

    • Hình ảnh được lưu và chia sẻ dễ dàng qua hệ thống mạng.

  • Các tiện ích khác

    • Ghi chỉ định

    • Ghi đơn thuốc

    • Quản lý vật tư chuyên dụng.

  1. PHÂN HỆ THĂM DÒ CHỨC NĂNG

Giới thiệu chung:


Phân hệ Thăm dò chức năng dùng để quản lý kết quả thăm dò chức năng như ECG, EEG, EEG… chức năng hô hấp, đo niệu dòng đồ, loãng xương…


Kết quả thăm dò chức năng được chuyển vào bệnh án điện tử.


  1. Các phân hệ thăm dò chức năng:

    • ECG.

    • EEG.

    • ECG gắng sức.

    • Huyết áp 24 giờ.

    • EMG.

    • Đo chức năng hô hấp.

    • Đo loãng xương.

    • Đo thính lực.

    • Đo niệu dòng đồ…

  1. Chức năng:

    • Lấy hình ảnh điện tim, điện não từ thiết bị ghi hình.

    • Ghi kết quả, nhận xét của bác sĩ vào hồ sơ.

    • In kết quả cho bệnh nhân.

    • Lưu kết quả vào hồ sơ điện tử bệnh nhân.

    • Ghi chỉ định

    • Ghi đơn thuốc

    • Quản lý vật tư chuyên dụng.

5. KHỐI TIẾP LIỆU


  1. PHÂN HỆ QUẢN LÝ DƯỢC CHUNG


Giới thiệu chung:


Phân hệ Quản lý chung dành cho lãnh đạo phòng quản lý dược, vật tư khai báo danh mục, phân loại, định giá và xem thống kê toàn viện.



  1. CHỨC NĂNG KHAI BÁO

    • Tạo hệ thống nhiều quầy bán thuốc riêng:

      • Quầy thuốc trong giờ.

      • Quầy thuốc ngoài giờ…

    • Định giá xuất thuốc

      • Định giá thuốc theo nhiều cách: bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước.

      • Đối với bệnh viện nhà nước mua giá nào bán giá đó nên dùng phương pháp nhập trước xuất trước.

    • Quản lý công nợ dược

      • Quản lý công nợ dược phải thu.

      • Quản lý công nợ phải trả.

    • Báo cáo, thống kê

      • Xuất báo cáo tổng hợp chứng từ cho bộ phận kế toán bệnh viện.

      • Báo cáo dược chính.

      • Báo cáo thống kê theo nhiều tiêu chí:

      • Thẻ kho

      • Thống kê nhập - xuất - tồn dược.

      • Báo cáo thuốc đến hạn.

    • Từ điển dược

      • Khoa dược có thể cung cấp thông tin thuốc mới cho bác sĩ thông qua từ điển dược online.

  • Các hình thức khác

    • Cửa hàng kính thuốc.

  1. HỆ THỐNG KHO:


Giới thiệu chung:


Hệ thống kho Dược bệnh viện bao gồm nhiều tầng nấc khác nhau như Kho Tổng, Kho lẻ, Kho ngoại trú, Hệ thống dược nội trú, Hệ thống tủ trực…


Thuốc và vật tư là những hàng hóa được lưu thông trong hệ thống này trước khi đến tay bệnh nhân.


Hệ thống Tiếp Liệu này quản lý chu trình hàng hóa trong bệnh viện, trong đó xử lý được vấn đề hoàn trả thuốc đúng lô, đúng thuốc về đúng nguồn gốc.



  1. Chức năng chung của hệ thống kho

    • Chức năng dự trù:

    • Quản lý nhập thuốc

      • Quản lý phiếu nhập thuốc, thống kê thuốc nhập.

      • Nhập từ nhà cung cấp.

      • Nhập từ bệnh nhân trả thuốc.

      • Nhập thu hồi (từ kho khác trả thuốc).

      • Nhập tồn đầu.

  • Quản lý xuất thuốc

    • Quản lý bán thuốc: bán/cấp thuốc, nhận thuốc trả lại.

    • Tiếp nhận đơn thuốc từ phần mềm toa thuốc BS.

    • Đơn thuốc sau khi được bs kê sẽ được chuyển đến nhà thuốc hoặc kho thuốc BHYT dưới dạng danh sách chờ.

    • Mỗi đơn thuốc được kê đều có mã số riêng, thể hiện bằng mã vạch.

    • Nhân viên bán thuốc chỉ cần chọn tên khách hàng từ danh sách chờ hoặc tick mã vạch đơn thuốc thì lấy được thông tin đơn thuố vào hóa đơn bán thuốc.

    • In hóa đơn bán thuốc.

  • Chức năng xuất

    • Xuất đến bệnh nhân

    • Xuất đến kho khác

    • Xuất hoàn trả

    • Xuất thanh lý.

  • Chức năng báo cáo xuất nhập tồn.

  1. NHÓM KHO TỔNG

    • Kho chẵn

  • Quản lý nhập thuốc (từ nguồn cung cấp bên ngoài, từ các kho khác)

  • Quản lý giá thuốc (giá bán bằng giá vốn, giá bán khác giá vốn, khác phiếu nhập – khác giá, khác phiếu nhập – cùng giá).

  • Quản lý xuất thuốc.

  • Phân phối thuốc đến các kho lẻ.

  • Thu hồi thuốc.

  • Hoàn trả thuốc.

  • Giám sát lưu hành thuốc.

  • Kiểm kê, đối chiếu số liệu thuốc theo sổ sách và theo thực tế.

  • Chốt số liệu thuốc định kỳ.

  • Cho phép xuất thống kê theo nhiều yêu cầu khác nhau.

  • Báo cáo dược chính, báo cáo hạn dùng, báo cáo xuất nhập tồn.

  • Chức năng thanh lý thuốc.

  1. NHÓM KHO TRUNG GIAN

  • Hệ thống kho lẻ

    • Kho lẻ: là các kho phân loại tùy theo chủng loại thuốc: kho thuốc viên, kho thuốc nước, kho dịch truyền, kho kháng sinh …

    • Nhập thuốc từ kho chẵn.

    • Duyệt đề nghị từ các khoa nội trú.

    • Xuất thuốc đến kho lẻ.

    • Thu hồi thuốc từ các kho trực thuộc.

    • Hoàn trả thuốc đến kho chẵn.

    • Cung cấp thông tin kê đơn thuốc.

    • Giám sát lưu hành thuốc.

  • Kho hoá chất xét nghiệm:

    • Nhập hóa chất từ kho chẵn.

    • Xuất hóa chất đến khoa xét nghiệm.

  • Kho phim ảnh:

    • Quản lý phim ảnh dùng cho khoa chẩn đoán hình ảnh.

    • Nhập phim từ kho chẵn.

    • Xuất phim đến các tủ trực khoa X quang.

  • Kho huyết học:

    • Dùng cấp phát chế phẩm máu cho bệnh nhân phòng mổ.

    • Nhập chế phẩm máu từ nguồn cung cấp.

    • Xuất chế phẩm máu theo y lệnh.

  • Kho Oxy:

    • Mua oxy từ nhà cung cấp.

    • Cấp phát oxy trực tiếp cho người dùng.

  1. NHÓM KHO TRỰC TIẾP

  • Hệ thống Dược Nội Trú

    • Xem được thuốc hiện có trong các kho lẻ.

    • Kê thuốc theo số lượng hiện có.

    • Cơ chế xí chỗ thuốc.

    • Tổng hợp số lượng thuốc cần dùng từ đơn thuốc bác sĩ.

    • Lập dự trù thuốc từ khoa lâm sàng.

    • Chuyển yêu cầu từ khoa lâm sàng đến các kho lẻ.

    • Tiếp nhận thuốc từ kho lẻ.

    • Phân phối thuốc đến bệnh nhân.

    • Thu hồi thuốc thừa từ bệnh nhân.

    • Hoàn trả thuốc thừa cho kho lẻ.

    • Các thông tin thuốc được kho chẵn ghi chép chi tiết để cung cấp thông tin cho bác sĩ nội trú.

  • Hệ thống Dược Tủ Trực:

    • Dược tủ trực cấp cứu: dùng cho khoa cấp cứu.

    • Dược tủ trực cận lâm sàng và thủ thuật: dùng cho các khoa cận lâm sàng và thủ thuật.

    • Dược tủ trực nội trú: dùng cho các khoa nội trú.

    • Đơn thuốc có chức năng chọn thuốc từ tủ trực tương ứng.

    • Thuốc dùng từ tủ trực được tính vào tài khoản tạm ứng.

  • Hệ thống quầy thuốc:

    • Một bệnh viện có thể có nhiều quầy thuốc để phân phối lẻ thuốc đến bệnh nhân theo đơn kê hoặc theo yêu cầu bệnh nhân.

6. KHỐI ĐIỀU HÀNH

PHÂN HỆ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG

    1. Thiết lập bảo mật 3 lớp:

      • Mật khẩu cho người dùng phần mềm.

      • Mật khẩu bảo vệ cơ sở dữ liệu.

      • Tường lửa cho toàn hệ thống khi có giao tiếp Internet.

    2. Phân quyền sử dụng hệ thống mạng:

      • Quyền nhập liệu.

      • Quyền xem tài liệu.

      • Quyền sửa chữa số liệu.

  1. Khai báo thông tin cơ sở dữ liệu ban đầu:

    • Dữ liệu thông tin hành chính bệnh viện (tên bệnh viện, liên lạc…)

    • Dữ liệu khoa – phòng – đơn vị chức năng bệnh viện.

    • Dữ liệu dịch vụ bệnh viện và viện phí.

    • Dữ liệu nhân viên sử dụng mạng.

  2. Dữ liệu dược.

    • Từ điển dược.

    • Từ điển hoạt chất theo ATC.

    • Các bảng tương tác.

    • Các bảng chống chỉ định.

    • Bảng phân loại dược theo dược chính.

    • Bảng phân loại dược theo họ trị liệu.

    • Bảng phân loại theo nguồn sản xuất.

    • Danh mục đơn vị thuốc.

    • Danh mục cách dùng thuốc.

    • Danh mục đơn vị hàm lượng.

    • Danh mục nhà cung cấp thuốc.

    • Danh mục tủ trực.

    • Danh mục kho nội trú.

    • Danh mục kho lẻ.

  3. Dữ liệu xét nghiệm.

    • Danh mục tên xét nghiệm.

    • Danh mục chi tiết xét nghiệm.

    • Giá trị bình thường.

    • Ghi chú ý nghĩa xét nghiệm.

    • Theo dõi bằng file log các hoạt động sử dụng mạng.

  4. Khai báo quy tắc thu phí

    • Quy tắc thu phí BHYT.

    • Quy tắc thu phí BHYT tư nhân.

    • Quy tắc thu phí Hợp đồng.

    • Quy tắc kết nối thẻ ngân hàng.

HỆ THỐNG THÔNG TIN NỘI BỘ

    1. Thông tin chung toàn bệnh viện.

      • Các thành viên của hệ thống có thể gửi thông tin cần thiết đến trang Dash Board để toàn bệnh viện được biết. Điều này giúp tiết giảm chi phí phát hành thông báo bằng giấy hoặc

    2. Thông tin nội bộ khoa.


PHÂN HỆ KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

    1. NHÓM CHỨC NĂNG KHAI BÁO

      • Khai báo ngoại trú

      • Khai báo nội trú

      • Khai báo danh mục dịch vụ

      • Khai báo danh mục phẫu thuật.

      • Khai báo danh mục thủ thuật.

      • Khai báo danh mục user và phân quyền.

    2. NHÓM CHỨC NĂNG QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐIỆN TỬ

      • Cấp mã hồ sơ lưu.

      • Cấp quyền mở hồ sơ

      • Đóng hồ sơ

    3. NHÓM CHỨC NĂNG QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẤY

      • Cấp mã hồ sơ giấy.

      • Quản lý mượn hồ sơ giấy.

    4. NHÓM CHỨC NĂNG BÁO CÁO - THỐNG KÊ

      • Báo cáo theo mẫu Bộ Y tế

      • Báo cáo theo mẫu Sở Y tế.

      • Bác cáo theo mẫu BHYT.

      • Thống kê theo yêu cầu lãnh đạo.


PHÂN HỆ KHAI THÁC DỮ LIỆU

    1. Hệ thống báo cáo tài chính:

      • Báo cáo viện phí.

      • Kết nối viện phí với phân hệ kế toán.

    2. Hệ thống báo cáo theo mẫu quy định

      • Hệ thống báo cáo theo mẫu Bộ Y tế

      • Hệ thống báo cáo theo mẫu của Sở Y Tế.

      • Hệ thống báo cáo theo mẫu của BHYT.

      • Tùy biến nhanh theo yêu cầu thay đổi.

    3. Hệ thống thống kê theo yêu cầu bệnh viện

      • Hệ thống thống kê động dành cho Giám Đốc

      • Hệ thống thống kê động dành cho Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp.

      • Tùy biến dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý riêng tại từng bệnh viện.

      • Các báo cáo được hiển thị thành đồ thị, biểu đồ…

    4. Hệ thống khai thác dữ liệu theo yêu cầu nghiên cứu

      • Khai thác dữ liệu text.

      • Khai thác dữ liệu hình ảnh theo bệnh nhân.

      • Khai thác dữ liệu hình ảnh theo chẩn đoán.

    5. Hoạt động khám chữa bệnh


  1. Hoạt động cận lâm sàng

  1. Tình hình bệnh tật & tử vong (ICD10)


  1. Thống kê thuốc


  1. Thống kê điều trị nội trú

  1. Thống kê vật tư y tế - Biểu 19

  1. Thống kê thuốc - Biểu 20

  1. Thống kê dịch vụ kỹ thuật - Biểu 21

  1. Tổng hợp ngoại trú - Biểu 79

  1. Tổng hợp nội trú - Biểu 80

7. BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ

Xem lại toàn bộ thông tin chi tiết của từng đợt khám

Bao gồm đơn thuốc, phiếu chỉ định, kết quả xét nghiệm, kết quả chấn đoán hình ảnh, hẹn tái khám…

Xem lại toàn bộ thông tin chi tiết của từng đợt nhập viện

Bao gồm chi tiết bệnh án điều trị, chi tiết cận lâm sàng, truyền máu, thực hiện y lệnh…

Tìm bất cứ hồ sơ nào trong hệ thống bệnh viện

Tìm hình ảnh y khoa theo nhiều yêu cầu