Viện phí BHYT

Chuyên đề Tiếp nhận - Thu phí - BHYT

I. Chức năng tiếp nhận:

Quầy tiếp nhận ghi nhận nhiều thông tin khác nhau về bệnh nhân như là

- Thông tin định danh (trước đây gọi là thông tin hành chính)

- Thông tin đợt khám:

+ Thông tin liên lạc.

+ Thông tin về Đối Tượng.

+ Thông tin tuyến trước.

I.1 Thông tin định danh bệnh nhân:

Chức năng:

  • Ghi thông tin gốc định danh bệnh nhân.
  • Làm tham chiếu cho các phân hệ khác.
  • Xác định bệnh nhân là mới hay cũ.
  • Lấy thông tin bệnh án online
  • ....


Thông tin xác định bệnh nhân (Thông tin định danh):

  • ID bệnh nhân (Cố định)
  • Họ tên (Thay đổi)
  • Số CMND.
  • Hình chụp
  • Địa chỉ (Thay đổi)
  • Điện thoại (Thay đổi)
  • Các thông tin liên lạc
  • ...

Lưu ý:

  • Bệnh nhân là trẻ em dưới 3 tuổi thì tuổi được quy thành ngày, tháng.
  • Trẻ mới sinh ra chưa có tên thì ghi "con bà" và tên của mẹ.
    • Trường hợp sinh đôi, sinh ba thì thêm chữ “một”, “hai” để phân biệt.

Mã số bệnh nhân:

  • Mã số bệnh nhân được làm gốc, đại diện cho bệnh nhân.
  • Thêm một bệnh nhân mới (ID mới).
    • Mã số bệnh nhân được cấp tự động, bao gồm
      • 2 chữ số cuối của năm và
      • Số thứ tự tăng dần trong 6 chữ số.
    • Ví dụ: 09000020
  • Mã số bệnh nhân được cấp sau khi hoàn tất ghi các thông tin HC.
  • Tạo script để việc tạo ID xảy ra lần lượt.
  • Mã số bệnh nhân trước đây có kèm theo các ký tự viết tắt như AK-0900001. Nay quy ước lại là BỎ ký tự viết tắt đó đi. Mã bệnh nhân (và các mã khác) sẽ được set dưới dạng số để dễ truy xuất. (theo cách của Viện Lão Khoa).

Sửa thông tin hành chính: bệnh nhân ở các trường (Thay đổi)

  • Không được xóa một ID đã được khởi tạo.
  • Lưu trữ vào bảng danh sách bệnh nhân lưu để gọi lại khi bệnh nhân tái khám.

Bài học kinh nghiệm:

- Tại BV Cao Lãnh, ID bệnh nhân được cấp trước khi nhập tên bệnh nhân. Khi test trên máy đơn thì không có gì xảy ra, nhưng khi chạy trên hệ thống mạng thì ID bệnh nhân này gán vào bệnh nhân khác, gây xáo trộn thông tin. Giải quyết: khởi tạo ID bệnh nhân sau khi đã ghi đủ thông tin hành chánh và nhấn lệnh lưu.

- Tại bệnh viện Bạch Mai, vì lưu bệnh nhân chậm nên nhân viên tiếp nhận nhấn phím enter liên tục và bệnh nhân được nạp vào dữ liệu nhiều lần. Giải quyết: bất hoạt bệnh lưu ngay sau khi nhấn lệnh lưu.

- Tại Việt Tiệp - Hải Phòng: có hiện tượng chen lấn số liệu khi ghi mã bệnh nhân hay mã tiếp nhận vào DB. Cần có giải pháp xếp hàng khi ghi DB.

Tính năng kỹ thuật lập trình:

  • Dùng mã vạch để gọi thông tin bệnh nhân cũ.
  • Dùng số BHYT để gọi thông tin bệnh nhân từ danh sách BHYT có sẵn.
  • Dùng kỹ thuật AJAX để nhập nhanh Tỉnh Thành.
  • Giải pháp ghi trọn gói thông tin vào DB trước khi tạo ID - transaction.

Tiếp nhận bệnh nhân cũ - tiếp nhận từ danh sách:

Tiếp nhận bệnh nhân cũ

Mỗi bệnh nhân có 1 mã số BN. Mã số này giúp liên kết các tài liệu bệnh án thành 1 bộ riêng của bệnh nhân. Vì vậy, khi bn đến tái khám, phải lấy lại đúng mã số bệnh nhân đã cấp.

Nhân viên tiếp nhận nên hỏi bệnh nhân đến khám lần nào chưa để lấy lại thông tin cũ như: mã số bệnh nhân, mã số thẻ BHYT, họ tên, tuổi... để truy cập lại hồ sơ cũ.

Điều này rất quan trọng trong trường hợp bệnh nhân có bệnh mãn tính phải khám nhiều lần.

Tiếp nhận bệnh nhân từ danh sách:

Có nhiều loại danh sách có sẵn thông tin bệnh nhân. Nhân viên tiếp nhận load tên bệnh nhân từ danh sách này để khỏi phải nhập liệu lại:

- Danh sách bệnh nhân cũ.

- Danh sách bệnh nhân tham gia BHYT, do cơ quan BHYT cấp.

- Danh sách bệnh nhân khám theo hợp đồng.

Tất cả các danh sách này được sắp xếp vào 1 trang quản lý danh sách bệnh nhân.

Xử lý trường hợp một bệnh nhân có nhiều mã bệnh nhân.

Khi nhập liệu thông tin bệnh nhân mới, phần mềm sẽ tìm và phát hiện các thông tin trùng lắp: họ tên, tuổi, giới tính... để cảnh báo cho nhân viên thu phí biết đây có thể là bệnh nhân cũ.

Trong trường hợp bệnh nhân có nhiều mã bệnh nhân khác nhau, dùng công cụ rà soát trùng lắp thông tin để phát hiện và gộp mã bệnh nhân để chỉ sử dụng 1 mã bệnh nhân.

  • Gộp mã: Tạo bảng ghi nhận các mã của cùng bệnh nhân. Khi gọi 1 mã này thì sẽ điều hướng về mã ban đầu.

Hướng dẫn gộp mã BN có sổ bảo hiểm trùng nhau (Thành Trung)

Đầu tiên, vào phân hệ Tiếp nhận.

Đăng nhập với quyền admin và chọn menu “Hợp mã BN”.

Nó sẽ hiển thị ra danh sách các BN có sổ bảo hiểm trùng nhau.

Chọn 1 BN cần hợp mã BN. Ví dụ: ở đây chọn BN “Bành Thị Guôi”, sẽ hiển thị ra danh sách các mã mà BN này có cùng sổ bảo hiểm.

Click “Hợp nhất” sẽ hợp 2 mã BN này lại theo mã mà BN này đăng ký lúc đầu. Như ví dụ trên thì mã “13008255” được đăng ký đầu tiên nên khi hợp nhất thì sẽ lấy theo mã này. Và tất cả những chỉ định, dịch vụ, viện phí v.v… của 2 mã BN này cũng được hợp làm 1.

Thông tin theo ĐỢT KHÁM

1. Mã đợt khám:

được tạo ra nhằm mục đích đánh dấu khởi đầu và kết thúc của một lần khám. Mã này tương đương với mã nhập viện của nội trú.

Phát sinh mã đợt khám:

  1. Đối với BN BHYT, ngay khi bệnh nhân đăng ký khám thì phát sinh mã đợt khám. Sau khi hoàn tất khám, bộ phận BHYT kiểm tra quy trình và in phơi thanh toán. Tại thời điểm này phát sinh kết thúc mã đợt khám.
    • Trường hợp có sai sót trong xử lý, cấp thuốc lại thì xem như tạo đợt khám mới.
  2. Đối với BN dịch vụ: mã đợt khám cũng được phát sinh tại thời điểm đăng ký khám và kết thúc vào lúc bệnh nhân được BS xử lý xong (kê đơn, chuyển viện...). Dùng mã đợt khám này để thống kê 1 lần khám thì bệnh nhân tiêu tốn bao nhiêu tiền.
    • Trường hợp bệnh nhân khám nhiều chuyên khoa trong cùng 1 đợt khám.
    • Trường hợp có sai sót, cần sửa chữa thì xem như tạo đợt khám mới.
  3. Đối với BN Nội trú thì Mã Nhập Viện tương đương với Mã Đợt Khám, có cùng chức năng như Mã Đợt Khám.
  4. Đối với BN Bán Trú: Dùng Mã Nhập Viện như với Nội Trú.

Kết thúc mã đợt khám:

  1. Đối tượng BHYT: kết thúc khi in quyết toán.
  2. Đối tượng DV: kết thúc cuối ngày khi tất cả các dịch vụ đã hoàn tất.
  3. Đối tượng nội trú: kết thúc khi xuất viện.

Các thông số đợt khám:

  • Nơi chuyển đến (nhập liệu).
  • Lý do chuyển đến (nhập liệu).
  • Chẩn đoán ban đầu (nhập liệu).
  • Mã đợt khám (tự động cấp ngầm).

Thông tin người liên hệ:

  • Dùng khi bệnh nhân là trẻ em, cấp cứu, sinh đẻ...

Thông tin Đối Tượng:

Mục đích:

  • Xác định đối tượng để ứng dụng công thức tính phí, xác định quyền lợi của BN.
  • Mỗi đối tượng có một số thông tin riêng, các thông tin đó dùng cho việc tính phí theo quy tắc riêng.
  • Đối tượng được thay đổi theo mỗi lần khám, thậm chí trong 1 đợt khám hay nằm viện.


Điều kiện: đã xác định Mã số bệnh nhân.

Các đối tượng:

  1. Đối tượng dịch vụ: không có thông tin thêm. Khách vãng lai mua dịch vụ lẻ cũng được xếp vào đt (1)
  2. BHYT (các chi tiết về BHYT) (xem thêm Chuyên đề BHYT)
    • Mã BHYT
    • Ngày đăng ký
    • Ngày hết hạn
    • Ngày hợp lệ.
    • (Nơi đăng ký ban đầu đã được quy mã số trong số thẻ BHYT).
  3. Trẻ em (các chi tiết về trẻ em)
    • Mã số thẻ trẻ em.
    • Số khai sinh.
    • Trường hợp trẻ em đã có thẻ BHYT thì liệt vào nhóm BHYT.
  4. Người nước ngoài.
  5. Cán bộ hưu trí - VIP
  6. Quân nhân, công an.
  7. Đối tượng phạm nhân. (gặp ở Yên Bái)
  8. Hợp đồng.
    • Công ty.
    • Gói khám.
  9. BHYT tư nhân.
    • Số thẻ.
    • Cơ quan bảo hiểm.
  10. Đối tượng khác (các chi tiết về đối tượng khác).


Chức năng quy định quyền lợi cho mỗi đối tượng.

Phân loại đối tượng bệnh nhân

Đối tượng

Ghi chú

Cách tính phí

1. BN thường

Bn không có thẻ.

Trả viện phí theo giá nhà nước

2. BN dịch vụ / ngoài giờ

Trả viện phí cao hơn mức bình thường.

Như khoa khám kỹ thuật cao Việt Tiệp, BMC, ngoài giờ MH.

Tính theo cột giá dịch vụ riêng.

3. BN Bảo hiểm y tế

Có thẻ BHYT kể cả trẻ em có thẻ

BN đóng đồng chi trả cùng BHYT.

Áp dụng chia tuyến.

4. BN trẻ em không thẻ.

Trẻ sơ sinh, trẻ không có giấy tờ

Miễn phí 100%

5. Người nước ngoài.


Cột giá riêng cho người nước ngoài.

6. Người nước ngoài có thẻ BHYT.

Người nước ngoài làm việc tại khu chế xuất, có thẻ BHYT của VN.

Đóng chênh lệch giữa cột giá riêng cho người nước ngoài và BHYT.

7. Chính sách

Hưu trí, chiến sĩ, công an

Cơ quan nhà nước trả phí.

8. Hợp đồng

Khám theo hợp đồng.

Khám trước, thu phí sau.

9. Khám sức khỏe

Theo một gói khám định sẵn (hợp tác lao động, xin việc làm...).

Tính trọn gói.

10. Thẻ BHYT tư nhân

BN dịch vụ có thẻ BHYT tư nhân

Theo công thức của BHYT tư nhân.


- Đối tượng BHYT:

  • Thẻ BHYT có mã số quyền lợi, căn cứ vào mã số quyền lợi để tính mức cùng chi trả.
  • Check trái tuyến: để xác định quyền lợi được hưởng khi vượt tuyến.
  • Một bệnh viện có thể có nhiều mức vượt tuyến (Ví dụ ở BV Tư Nhân Bình Dương).
  • BN yêu cầu dịch vụ y tế ngoài bệnh cảnh sẽ không được hưởng BHYT. BS sẽ check bỏ hưởng BHYT khi tạo phiếu chỉ định.
  • Tùy theo chủ trương của từng bệnh viện, việc tính phí chênh lệch và đồng chi trả có thể thực hiện trước hoặc sau khi thực hiện dịch vụ y tế. Nếu đóng trước thì sẽ đóng vào tài khoản tạm ứng của bệnh nhân và sẽ được trừ sau khi kết toán hóa đơn.
  • Cho uncheck dịch vụ tự trả tiền.

- Đối tượng Trẻ em:

  • Về nguyên tắc trẻ em dưới 6 tuổi thì được khám, điều trị miễn phí.
  • Nếu trẻ em đã được cấp thẻ BHYT thì chọn đối tượng là BHYT.
  • Nếu trẻ em chưa có thẻ thì ghi số thẻ trẻ em, số giấy khai sinh hoặc tự tạo mã số trẻ em.
  • Gán đối tượng trẻ em không có ý nghĩa thống kê số lượng bệnh nhân trẻ em. Muốn thống kê về trẻ em thì phải căn cứ vào năm sinh.

- Đối tượng khám theo hợp đồng:

  • Tạo giao diện quy định về gói khám hợp đồng.
  • Khi load thông tin định danh sẽ xác định được gói khám mà bệnh nhân được hưởng.
  • Chi phí gói khám đã được xác định tại 1 bảng xác định giá khám hợp đồng.
  • Khi thanh toán hợp đồng giữa BV và Cty, chỉ cần lấy số lượng dịch vụ đã thực hiện nhân với số tiền đã được ký kết.

- Đối tượng dùng thẻ ngân hàng:

  • Tương tự với thẻ BHYT, phần mềm cần xác định được quyền lợi của người có thẻ trước khi thực hiện dịch vụ.
  • Thông tin thẻ được gửi đến ngân hàng để xác định quyền lợi người có thẻ.
  • Sau khi hoàn tất, bệnh viện chuyển thông tin sử dụng dịch vụ đến ngân hàng để thanh toán tiền.
  • Đối với người có thẻ ngân hàng thì phiếu chỉ định của BS không cần trải qua xác nhận của viện phí.

- Đối tượng Người nước ngoài:

  • Biểu giá dành cho người nước ngoài có thể khác so với người trong nước.
  • Tạo sẵn cột giá cho người nước ngoài hoặc công thức tính để áp dụng.
  • Đối tượng người nước ngoài nhưng có thẻ BHYT thì được hưởng BHYT như người bình thương và đóng chênh lệch theo cột giá cho người nước ngoài.

- Đối tượng BHYT tư nhân:

  • Lấy cột giá dịch vụ như với đối tượng dịch vụ.
  • Ghi nhân số thẻ và cơ quan BHYT để thanh toán tiền.
  • Cho uncheck dịch vụ tự trả tiền.

- Đối tượng Phạm nhân:

  • Miễn phí hoàn toàn.

Vấn đề chuyển đối tượng:

  • Một số trường hợp có thay đối đối tượng trong quá trình khám: cấp cứu, sinh đẻ.
  • Bệnh nhân trình thẻ trong 24 giờ sau nhập viện: được chuyển 100% dịch vụ qua đối tượng BHYT.
  • Bệnh nhân trình thẻ sau 24 giờ: chuyển đối tượng từ thời điểm trình thẻ.

Chi chú:

  • Trước đây tất cả các đối tượng được nhập chung trên 1 giao diện, các thông tin riêng của từng đối tượng được giấu trong 1 thẻ <div>. Khi chọn đối tượng nào thì thẻ <div> tương ứng sẽ hiện ra. Tuy nhiên các khách hàng hầu như không chuộng cách này mà muốn mỗi đối tượng là 1 giao diện nhập liệu riêng. Các giao diện khác nhau có phần chung là Thông Tin Hành Chánh và phần riêng là Thông Tin Đối Tượng.
  • Thông tin về Đối Tượng có thể thay đổi qua thời gian, ví dụ: 1 bệnh nhân có thể có nhiều số thẻ BHYT.
  • Chi tiết BHYT có thể thay đổi và cần lưu lại qua thời gian. Có lẽ cần thêm bảng để lưu các lần làm thẻ BHYT của BN -Thinh Do Quoc 7/20/09 12:26 PM
  • Đối tượng có thể được hoán chuyển từ BHYT > Dịch vụ hoặc ngược lại. Đây chỉ là 1 thuộc tính có thể thay đổi của bệnh nhân.
  • Công thức tính phí cho đối tượng BHYT được ghi vào 1 file js. Khi có thay đổi về công thức tính phí BHYT thì phải thay đổi trong file js đó.
  • Mỗi bệnh nhân có thể có nhiều mã thẻ BHYT khác nhau. Nhập thẻ BHYT có thể tìm lại chủ nhân của số thẻ đó.

Ghi chú:

  1. Trong phần hành chánh bệnh nhân nên tạo thêm field số CMND.
  2. Trên tất cả các phiếu in ra từ phần mềm phải có mã vạch số ID bệnh nhân để khi tái khám, dù chỉ mang theo 1 mẩu giấy cũng có thể lấy lại hồ sơ bệnh nhân.
  3. Chức năng của phân hệ tiếp nhận là ghi hành chánh bệnh nhân. Chức năng phụ là giúp đăng ký khám và dịch vụ (Theo kiểu BMC).
  4. Tại khoa khám bệnh BVBM có tạo riêng 1 giao diện vừa tiếp nhận vừa thu phí khám. Đây xem như là bảng rút gọn của phân hệ thu phí nhưng đã không làm đúng theo phân hệ thu phí sẵn có mà viết mới và gây ra khá nhiều phiền phức.
  5. Trong phân hệ thu phí cũng có lồng ghép phân hệ tiếp nhận bệnh nhân.


Phần tiếp nhận bệnh nhân, Thịnh đã phát triển một phần mới theo kiến trúc đa tầng thay thế phần cũ, trong đó phần sửa thông tin bệnh nhân đã update tại Minh Hải, phần lưu mới thông tin hành chính của bệnh nhân đã chuyển giao kỹ thuật cho Bùi Trung.


II. Chức năng thu phí:

Tài khoản bệnh nhân và cơ chế thu tạm ứng:

  • Mỗi bệnh nhân khi vào viện lần đầu tiên sẽ được cấp một mã số bệnh nhân, và đây cũng chính là mã tài khoản bệnh nhân.
  • Mã tài khoản bệnh nhân được sử dụng chung cho cả ngoại trú và nội trú.
  • Mã tài khoản này không phụ thuộc vào mã đợt khám (ngoại trú) hoặc mã nhập viện (nội trú).
  • Số tiền trong tài khoản có thể âm, được sử dụng trong trường hợp cấp cứu. Có thống kê số tiền âm để biết tình hình thất thu của bệnh viện.


Tài khoản này dùng để giải quyết các tình huống sau đây:

- Bệnh nhân cấp cứu, không thể đóng tiền trước.

- Bệnh nhân muốn đóng trước một số tiền lớn, sử dụng dần trong quá trình khám/điều trị mà không cần phải nộp tiền nhiều lần.

- Ghi tạm nộp cho các khoản đồng chi trả lớn như Kỹ Thuật Cao, gói Phẫu thuật...

- Tạm hoàn phí dịch vụ chưa sử dụng vào tài khoản để sau đó sử dụng cho dịch vụ khác.

- Báo cáo tiền nộp thừa của bệnh nhân, nhân viên thu phí chưa hoàn trả cho bn.

- Thống kê số tiền BN còn nợ do không chi trả được.


Cấp mã tài khoản:

- Khi cấp mã số bệnh nhân, đồng thời cấp tài khoản tạm ứng. Tài khoản này sẽ ghi chép tất cả các giao dịch giữa bệnh nhân và bệnh viện.

- Số tiền trong tài khoản khi mới khởi tạo = 0. Trong quá trình giao dịch sẽ phát sinh số dư tài khoản. Số dư này có thể dương hoặc âm.

- Số dư trong tài khoản đợt khám trước có thể lưu lại để sử dụng cho đợt khám sau.


Các giao dịch tài khoản: Nộp và sử dụng.


1. Giao dịch nộp:

- Nộp tạm ứng.

- Nộp viện phí.

- Nộp tạm ứng đồng chi trả.

- Nộp tạm ứng chênh lệch.

- Nộp trả nợ.

- Hoàn phí dịch vụ chưa sử dụng vào tài khoản.

- Và các giao dịch làm cho số dư tài khoản tăng.


2. Giao dịch sử dụng:

- Sử dụng dịch vụ đóng tiền trước.

- Sử dụng dịch vụ qua tài khoản tạm ứng, đóng tiền sau.

- Hoàn trả tiền thừa cho bệnh nhân.

- Và các giao dịch làm cho số dư tài khoản giảm.


Giá trị tồn trong tài khoản:

- Trừ giữa tiền nộp vào và tiền đã sử dụng sẽ cho biết số dư trong tài khoản.

- Số dư tài khoản này có thể Duơng, do tổng số nộp nhiều hơn tổng số sử dụng.

- Số dư tài khoản này có thể Âm, do tổng số nộp ít hơn tổng số sử dụng. (như trong trường hợp cấp cứu kể trên).


Tùy chính sách của bệnh viện cho phép âm đến mức nào.


Các hình thức quy định tài khoản:

- Tài khoản không được âm: Mọi BN đều phải đóng phí trước khi sử dụng dịch vụ.

- Tài khoản cho phép âm: Dùng cho cấp cứu. BN sử dụng dịch vụ/thuốc men mà không cần quan tâm đến số tiền trong tài khoản. Các dịch vụ, thuốc men được sử dụng như bình thường, tiền dịch vụ được ghi nợ vào tài khoản.

- Tài khoản âm hạn chế: Nếu tiền ghi nợ quá mức cho phép thì báo động, không cho tiếp tục sử dụng nữa.


Đóng phí sau:

- Bệnh nhân cấp cứu (hoặc những trường hợp đặc biệt cần sử dụng dịch vụ, thuốc men ngay) không thể đóng phí ngay, sẽ sử dụng dịch vụ và ghi tài khoản nợ.

- Khi bệnh nhân xuất viện, in phiếu sử dụng dịch vụ và tài khoản âm để BN trả tiền bù.

Trang quản lý Tài Khoản BN:

- Xem tài khoản của từng bệnh nhân.

- Xem tổng nợ: bệnh nhân nợ bệnh viện.

- Xem tổng dư: bệnh viện nợ bệnh nhân.

- Tổng tài khoản: Cộng 2 khoản trên lại để biết số tiền nộp thừa/thiếu so với doanh thu BV.


Thông tin viện phí:

Mục đích:

  • Ghi chép các dịch vụ mà bệnh nhân sử dụng trong 1 lần khám.
  • Thu phí theo dịch vụ.
  • Thu chênh lệch giá.
  • Phân bố bệnh nhân vào đơn vị chức năng tương ứng (Phòng khám, Siêu âm, Nội soi...)
  • Thu phí tạm ứng, hoàn ứng, in kết quả giao dịch tài khoản bệnh nhân.

Thông số:

  • Mã số phiếu thu: quan trọng nhất.
    • Mỗi phiếu thu là 1 lần giao dịch.
    • Phiếu Khám là 1 hình thức của phiếu thu, thu phí chỉ định CLS là 1 phiếu thu.
    • Phiếu thu khác với hóa đơn tổng (tờ phơi) in vào cuối đợt khám.
  • Việc thay đổi thông tin thu phí không liên quan đến thông tin tiếp nhận hay thông tin đối tượng.
  • Mỗi phiếu thu ghi lại tên dịch vụ, số lượng, giá dịch vụ, BHYT, tổng số tiền.
  • Cuối mỗi phiếu thu có hiển thị số tiền chênh lệch giữa giá dịch vụ và giá bhyt.


Thu phí:

3 hình thức thu phí:

- Thu trực tiếp: Bệnh nhân trả tiền mặt cho các dịch vụ trước khi hưởng dịch vụ.

- Thu qua tài khoản: Bệnh nhân đóng tiền tạm ứng vào tài khoản tạm ứng. Khi sử dụng dịch vụ sẽ được cấn trừ vào tài khoản tạm ứng này.

- Thu qua thẻ ngân hàng: Khi khai báo thẻ, ngân hàng sẽ tạm ứng tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản tạm ứng để sử dụng.


Hủy dịch vụ

Nguyên tắc: phần mềm Viện Phí có liên kết với các phần mềm chức năng khác. Do đó, các phân hệ sẽ liên kết thông tin cho nhau.

- Nếu dịch vụ đã đóng phí mà chưa được thực hiện thì nhân viên thu phí được quyền xuất hủy dịch vụ. Ngay sau khi xuất hủy dịch vụ thì tên bệnh nhân sẽ không còn trong danh sách BN chờ của khoa chức năng.

- Nếu dịch vụ đã được thực hiện tại khoa chức năng thì bộ phận thu phí không thể hoàn tiền dịch vụ đó cho bệnh nhân.

Phương thức trả tiền:

- Nếu bệnh nhân thuộc đối tượng dịch vụ, nộp tiền mặt thì hoàn tiền mặt.

- Nếu bệnh nhân nộp tiền thông qua tài khoản bệnh nhân thì hủy dịch vụ được trả vào tài khoản bệnh nhân.

- Nhân viên thu phí nào cũng có khả năng hoàn phí cho bệnh nhân không phân biệt ai đã thu, thu ngày giờ nào.

- Chi tiết hoàn phí được ghi chép vào báo cáo hoạt động của nhân viên.


Thẩm định:

Đối với BN BHYT, sau khi kết thúc 1 đợt khám, bộ phận thu phí tiến hành kiểm tra toàn bộ các giao dịch đã xảy ra trong đợt khám.

- Tính tổng số tiền bệnh nhân đã sử dụng theo giá dịch vụ và theo BHYT, từ đó tính ra số tiền phải đóng do chênh lệch giá.

- Căn cứ mã số quyền lợi để tính mức đống chi trả của bệnh nhân.

- Tính tổng số tiền bệnh nhân phải nộp.

- Tính tổng số tiền bệnh nhân đã nộp.

- Nộp phí bổ sung nếu tài khoản thiếu, hoàn trả bệnh nhân nếu tài khoản thừa.

- In phiếu tổng hợp chi phí cho bệnh nhân.


Xem thống kê:

Mỗi nhân viên thu phí có quyền xem bảng thống kê hoạt động của chính mình theo tổng quát và chi tiết.

- Thống kê chi tiết thu phí theo user.

- Thống kê chi tiết hoàn phí theo user.

- Thống kê số tiền nộp tiền cuối buổi.

- Thống kê nộp tiền theo ca, kíp trực.

- Thống kê tổng hợp theo thời gian, theo ca và theo user.

- Thống kê tài khoản bệnh nhân.


Xem thông tin Khoa Khám:

Nhân viên thu phí đồng thời là người phân phối bệnh nhân vào các khoa dịch vụ, do đó cần nắm được thông tin hoạt động của từng khoa phòng.

III. Các vấn đề cần quan tâm:

III.1. Phân biệt dữ liệu hành chánh và dữ liệu viện phí:

  1. Dữ liệu hành chánh bệnh nhân do Phân Hệ Tiếp Nhận quản lý trên bảng riêng.
  2. Khi thay đổi dữ liệu của Hành Chánh thì không tác động đến các dữ liệu của Thu Phí, ngược lại, khi thay đổi dữ liệu của Thu Phí thì không ảnh hưởng đến dữ liệu hành chánh.
  3. Một số nơi xảy ra tình trạng lai ghép giữa 2 phân hệ:
    1. Bệnh viện Bạch Mai dùng phân hệ tiếp nhận để vừa tiếp nhận, vừa thu phí khám.
    2. Lão Khoa dùng Phân Hệ Thu Phí để tiếp nhận bệnh nhân vãng lai. Vừa ghi hành chánh, vừa thu phí dịch vụ theo yêu cầu.
  4. Đối với bệnh viện thu phí trực tiếp từ yêu cầu của bệnh nhân mà không thông qua chỉ định của BS thì phần hành chánh cũng phải có giá trị lưu và cấp mã ID như là của phân hệ tiếp nhận.
  5. Phân hệ thu phí cũng làm luôn các chức năng: thu tạm ứng, thu chênh lệch, thu đồng chi trả...

III.2 Hình thức hóa đơn in sẵn

  1. Một số bệnh viện in hóa đơn trên mẫu của cơ quan thuế cung cấp. Định dạng của các hóa đơn này là do bệnh viện đề nghị. Bệnh viện không nên đặt các biểu mẫu in sẵn mà chỉ nên đặt các mẫu giấy có in nền lót. Các nội dung sẽ được in lên trên nền trống.
  2. Các hóa đơn, mẫu in từ phần mềm nên được thiết kế sẵn dưới 2 định dạnh: A4 và A5.

III.3. Danh mục dịch vụ

  1. Danh mục dịch vụ có 3 cột giá: giá dịch vụ, giá BHYT và giá Tự nhập
    1. Giá dịch vụ là giá chuẩn.
    2. Giá BHYT là giá do cơ quan BHYT ấn định.
    3. Giá Tự Nhập là giá do bệnh viện tự định giá cho những trường hợp đăc biệt.
  2. Danh mục dịch vụ cần được phân loại đúng trước khi sử dụng. Việc phân loại sai sẽ dẫn đến thống kê và in hóa đơn sai. Các kiểu phân loại:
    1. Phân loại theo phân hệ phần mềm.
    2. Phân loại theo BHYT.
    3. Phân loại theo khu vực thực hiện dịch vụ (nếu bv lớn, có nhiều khu vực thực hiện cùng 1 loại dịch vụ).

III.4 Cơ chế feedback tại khu vực thu phí

  1. Cơ chế feedback do mối quan hệ giữa phân hệ thu phíphân hệ dịch vụ.
    1. Ví dụ: bn đóng tiền siêu âm thì khoa siêu âm sẽ nhận được thông tin bệnh nhân trong danh sách chờ.
    2. Nếu bệnh nhân đã được thực hiện siêu âm rồi thì phân hệ thu phí sẽ không thể hoàn tiền cho bệnh nhân, khi đó cột "đã sử dụng chuyển từ 0 sang 1".
    3. Nếu siêu âm chưa được thực hiện cột đã sử dụng vẫn set = 0, thì nhân viên thu phí có thể hoàn tiền cho bệnh nhân.
  2. Chức năng của Phân hệ thu phí không chỉ có thu tiền mà còn có các giao dịch hoàn tiền cho bệnh nhân. Các giao dịch đóng tiền và hoàn tiền được ghi chép lại chi tiết. Số tiền đóng phí và hoàn phí có thể trừ nhau thành zero, nhưng dấu vết vẫn ghi rõ về 2 tác vụ: đóng phí và hoàn phí.
  3. Trong hệ thống có những dịch vụ chạy bằng phần mềm gọi là dịch vụ máy (1) (như siêu âm, xquang, nội soi...) và những dịch vụ không dùng phần mềm gọi là dịch vụ tay (2) (như thay băng, cắt chỉ...) Các dịch vụ tay (2) không có cơ chế feedback. Khi cài đặt dữ liệu thì set sử dụng mặc định là 1.

III.6. Một số dị biệt

  1. Dịch vụ thuê làm: Tại Lão khoa có vấn đề thu phí dịch vụ sau đó chuyển dịch vụ đó sang Bạch Mai thực hiện. Đây là một chuỗi vấn đề. Đã được xử lý.
  2. Tại Khoa Khám Theo Yêu Cầu BM có đối tượng khám sức khỏe đi nước ngoài, giá cao hơn khám thường. Giải quyết bằng cách đặt thêm tên dịch vụ.
  3. Tại Lão khoa có dịch vụ thực hiện nhiều lần, ví dụ "tập vật lý trị liệu" 10 lần, 20 lần. KHÔNG nên nhân số lượng dịch vụ với số lần thực hiện. Giải quyết: đặt tên dịch vụ "tập vật lý trị liệu 10 lần, giá 10.000", "tập vật lý trị liệu 20 lần, giá 20.000".
  4. Các khoa khám bệnh tư nhân thường có chiến dịch giảm giá. Cần phải viết thêm tính năng này.

(phần mềm có tính giảm giá theo % trên from vienphi rồi đề nghị kiểm tra lại tính chính xác khi lưu vào trong db -->Phong) >> sẽ tách phần giảm giá ra thành 1 giao diện riêng.Phần giảm giá này có lẽ tách ra table riêng giống như BHYT Lưu thì hay hơn -Kienmm 20/07/2009 17:12

Hướng dẫn sử dụng phần check bỏ dv CLS

1. BS cho chỉ định, sau đó sẽ check bỏ những dv mà BN yêu cầu làm thêm hay những dv không thuộc chẩn đoán bệnh.

2. Khi bệnh nhân cầm phiếu chỉ định đến quầy thu phí, nhân viên thu phí sẽ chọn chỉ định như bình thường. Chương trình sẽ tự động tính toán lại chi phí dựa trên phiếu chỉ định của BS